Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là gì?

A. Nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh

B. Làm đất tơi xốp, tăng thêm dinh dưỡng

C. Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Thời gian chăm sóc cây rừng sau khi trồng là

A. từ 3 đến 5 ngày

B. từ 1 đến 3 tháng

C. từ 3 đến 6 tháng

D. từ 4 đến 7 tháng

 

Câu 3: Việc chăm sóc cây rừng phải được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian bao lâu kể từ sau khi trồng? 

A. Liên tục đến 4 năm

B. Liên tục đến 5 năm

C. Liên tục đến 6 năm

D. Liên tục đến 10 năm

 

Câu 4: Năm thứ nhất và năm thứ hai kể từ sau khi trồng cây rừng, mỗi năm tần suất chăm sóc cây là bao nhiêu lần?

A. Từ 2 đến 3 lần

B. Từ 1 đến 2 lần

C. Từ 3 đến 6 lần

D. Đáp án khác

 

Câu 5: Năm thứ ba và năm thứ tư kể từ sau khi trồng cây rừng, mỗi năm tần suất chăm sóc cây là bao nhiêu lần?

A. Từ 1 đến 2 lần

B. Từ 2 đến 3 lần

C. Từ 3 đến 6 lần

D. Đáp án khác

 

Câu 6: Công việc chăm sóc cây rừng bao gồm

A. Làm hàng rào bảo vệ; phát quang cây dại, làm cỏ.

 

B. Xới đất, vun gốc, bón phân

C. Tỉa và trồng dặm

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 7: Hậu quả của việc không chăm sóc cây rừng là gì?

A. Cây không thể phát triển hoặc sẽ bị chết.

B. Cây bị sâu bệnh hại

C. Cây bị động vật giẫm nát, phá hoại

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 8: Ngoài các công việc chăm sóc cây rừng cơ bản, để cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, người trồng rừng cần phải chú ý đến những việc gì?

A. Người trồng rừng cần phải chú ý đến việc chăm sóc đúng thời điểm, đúng giai đoạn.

B. Người trồng rừng cần phải chú ý đến các yếu tố như ánh sáng, đất và nguồn nước

C. Người trồng rừng cần phải chú ý đến việc bón phân cho cây.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 9: Công việc làm hàng rào bảo vệ cây rừng là

A. Làm hàng rào bằng tre, nứa

B. Trồng cây dừa dại hay cây có gai khác

C. Làm hàng rào thép gai tùy điều kiện cụ thể

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 10: Mục đích của việc làm hàng ràng bảo vệ là gì?

A. tránh làm tổn thương bộ rễ của cây

B. bảo vệ rừng trồng khỏi sự phá hoại của động vật.

C. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

D. Cả 3 phương án trên đều sai

 

Câu 11: Công việc xới đất, vun gốc cây rừng có những yêu cầu gì?

A. Vun gốc độ sâu xơi từ 10cm, làm sạch cỏ xung quanh,

B. Vun gốc độ sâu xơi từ 12cm, làm sạch cỏ xung quanh,

C. Vun gốc độ sâu xơi từ 13cm, làm sạch cỏ xung quanh,

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 12: Mục đích của việc xới đất, vun gốc cây rừng là gì?

A. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

B. Tránh làm tổn thương bộ rễ của cây

C. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp

D. Để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và thức ăn

 

Câu 13: Mục đích của việc tỉa và trồng dặm cây rừng là gì?

A. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

B. Tránh làm tổn thương bộ rễ của cây

C. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp

D. Để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và thức ăn

 

Câu 14: Công việc tỉa và trồng dặm cây rừng có những yêu cầu gì?

A. Nếu hố có nhiều cây chỉ để lại một cây khỏe mạnh.

B. Hố có cây chết cần trồng bổ sung cây cùng loại, cùng tuổi.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

 

Câu 15: Công việc phát quang, làm cỏ có những yêu cầu gì?

A. Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại

B. Làm sạch cỏ xung quanh.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

 

Câu 16: Mục đích của việc phát quang, làm cỏ là gì?

A. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

B. Tránh làm tổn thương bộ rễ của cây

C. Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp

D. Để tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và thức ăn

 

Câu 17: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có nhiều cây ta phải làm gì?

A. Bón thêm phân để nuôi nhiều cây.

B. Nhổ hết đi trồng lại cây mới.

C. Chỉ để lại 2 – 3 cây.

D. Chỉ để lại 1 cây.

 

Câu 18: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?

A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.

B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.

C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.

D. Cả A, C đều đúng

 

Câu 19: Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là

A. Ngay trong năm đầu.

B. Năm thứ hai.

C. Năm thứ ba.

D. Năm thứ tư.

 

Câu 20: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước?

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Ý nào không phải là mục đích của việc chăm sóc cây rừng?

A. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là hạn chế sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh.

B. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là làm đất tơi xốp.

C. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là mở rộng diện tích đất trồng trọt.

D. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây rừng.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mục đích của việc chăm sóc cây rừng?

A. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là giúp cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

C. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là mở rộng diện tích đất rừng.

D. Mục đích của việc chăm sóc cây rừng là khai thác gỗ, củi cho con người.

 

Câu 3: Vì sao khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước?

A. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh

B. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

C. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

D. Đáp án khác

 

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng trong quá trình tỉa và dặm cây rừng?

A. Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải không trồng cây vào hố đó nữa.

B. Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải trồng bổ sung loài cây khác.

C. Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải trồng bổ sung cây cùng tuổi.

D. Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải trồng bổ sung cây đã trưởng thành.

 

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về công việc đầu tiên khi chăm sóc cây sau khi trồng?

A. Công việc đầu tiên khi chăm sóc cây rừng là làm hàng rào bảo vệ

B. Công việc đầu tiên khi chăm sóc cây rừng là xới đất, vun gốc

C. Công việc đầu tiên khi chăm sóc cây rừng là bón thúc

D. Công việc đầu tiên khi chăm sóc cây rừng là tỉa và trồng dặm

 

Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng về tần suất chăm sóc cây rừng?

A. Cây rừng trồng được 1 năm thì chăm sóc với số lượng 2 đến 3 lần trên năm

B. Cây rừng trồng được 2 năm thì chăm sóc với số lượng 2 đến 3 lần trên năm

C. Cây rừng trồng được 1 năm và 2 năm thì chăm sóc với số lượng 2 đến 3 lần trên năm

D. Cây rừng trồng được 3 năm thì chăm sóc với số lượng 2 đến 3 lần trên năm

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về công việc thứ hai khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng?

A. Công việc thứ hai khi chăm sóc cây rừng là làm hàng rào bảo vệ

 

B. Công việc thứ hai khi chăm sóc cây rừng là xới đất, vun gốc

C. Công việc thứ hai khi chăm sóc cây rừng là bón thúc

D. Công việc thứ hai khi chăm sóc cây rừng là tỉa và trồng dặm

 

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng với việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc cây rừng?

A. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.

B. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.

C. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.

D. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.

 

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về việc bảo vệ rừng sau khi trồng cây rừng?

A. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại.

B. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại.

C. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ.

D. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại.

 

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về công việc thứ năm khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng?

A. Công việc thứ năm khi chăm sóc cây rừng là làm hàng rào bảo vệ

B. Công việc thứ năm khi chăm sóc cây rừng là xới đất, vun gốc

C. Công việc thứ năm khi chăm sóc cây rừng là bón thúc

D. Công việc thứ năm khi chăm sóc cây rừng là phát quang cây dại, làm cỏ quanh gốc.

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương nào có độ che phủ rừng cao nhất cả nước?

A. Thanh Hóa

B. Lào Cai

C. Cà Mau

D. Bắc Kạn

 

Câu 2: Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách

A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng.

B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu trồng rừng

C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây.

D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây.

 

Câu 3: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?

A. 3 – 5 tháng.

B. 5 – 6 tháng.

C. 6 – 7 tháng.

D. 1 – 3 tháng.

 

Câu 4: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là

A. 5 – 10 cm.

B. 8 – 13 cm.

C. 15 – 20 cm.

D. 3 – 5 cm.

 

Câu 5: Công việc thứ tư khi chăm sóc cây rừng là

A. Làm hàng rào bảo vệ

B. Xới đất, vun gốc

C. Bón thúc

D. Tỉa và trồng dặm

 

Câu 6: Cây rừng trồng được bao lâu thì chăm sóc với số lượng 1 đến 2 lần trên năm?

A. 3 năm

B. 4 năm

C. 3 năm và 4 năm

D. 1 năm

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1: Trong dịp Tết trồng cây vừa qua, các bạn học sinh lớp em được tham gia trồng rừng hoặc trồng cây xanh ở địa phương. Vận dụng kiến thức đã học, hãy đề xuất các công việc cần làm để chăm sóc cây rừng hoặc cây xanh lớp em vừa trồng.

(1) Làm hàng rào bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại của động vật.

(2) Xới đất, vun gốc cho cây rừng, tránh làm tổn thương bộ rễ của cây.

(3) Bón thúc ngay từ lần chăm sóc đầu tiên để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

(4) Tỉa và trồng dặm để đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp.

(5) Phát quang cây hoang dại, làm cỏ xung quanh gốc cây.

Các công việc cần làm để chăm sóc cây rừng hoặc cây xanh lớp em là

A. (1), (2), (3), (5)

B. (3), (1), (2), (4), (5)

C. (2), (3)

D. (3), (4), (5)

 

Câu 2: Em hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho phù hợp với trình tự kĩ thuật đào hố trồng cây rừng

(1) Đào hố (lớp đất màu phía trên để riêng bên miệng hố).

Kích thước hố thông thường có 2 loại như sau

   • Loại 1 dài × rộng × cao = 30 × 30 × 30 cm

    • Loại 2 dài x rộng × cao = 40 × 40 × 40 cm

(2) Phát dọn cây, cỏ dại.

(3) Trộn đất màu với phân bón (1 kg phân hữu cơ hoai mục; 0,1 kg supe lân; 0,1 kg NPK cho mỗi hố ).

(4) Cuốc thêm đất xung quanh, loại bỏ cỏ và lấp đầy hố.

(5) Lấp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước.

Đáp án đúng là

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) 

B. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)

C. (1) – (2) – (4) – (3) – (5)

D. (1) – (3) – (4) – (2) – (5)

 

Câu 3: Hãy sắp xếp hình ảnh trong hình dưới đây theo thứ tự của kĩ thuật đào hố trồng cây rừng

.  

A.  a - e - d - c - d - b

B. a - d - e - c - d - b

C. a - e - d - b - d - c

D. d - e - a - c - d - b

 

Câu 4: Em hãy sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?

(1) Tạo lỗ trong hố đất.

(2) Rạch túi bầu

(3) Đặt bầu cây vào giữa hố đất.

(4) Lấp và nén đất lần 1

(5) Lấp đất và nén đất lần 2

(6) Vun gốc

Đáp án đúng là

A. (4), (6), (5), (3), (2), (1)

B. (2), (4), (5), (1), (3), (6)

C. (3), (2), (1), (6), (5), (4)

D. (2), (3), (6), (4), (5), (1)

 

Câu 5: Cho các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau

(1). Tạo lỗ trong hố đất trồng cây

(3). Đặt cây con vào giữa hố đất

(2). Lấp đất kín gốc cây

(4). Vun gốc

(5). Nén đất

Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần đúng.

A. (1) (2) (3) → (4) → (5)

B. (1) (2) (5)→ (3)→ (4)

C. (1)→ (3)→ (2)→ (5)→ (4)

D. (1)→ (3)→ (4)→ (2)→ (5)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay