Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (17 câu)

Câu 1: Trồng trọt là gì?

A. Trồng trọt là hoạt động của con người tác động vào cây trồng thông qua các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm cây trồng phục vụ các mục đích

khác nhau của con người.

B. Trồng trọt là hoạt động của con người tác động vào động thực vật thông qua các

biện pháp kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ các mục đích khác nhau của con người.

C. Trồng trọt là hoạt động của con người tác động vào thực vật thông qua các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm phục vụ các mục đích khác nhau của con người.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Vai trò của lĩnh vực trồng trọt là gì?

A. Tạo việc làm  cho người lao động 

B. Thức ăn cho vật nuôi

C. Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu

D. Tất cả các phương án trên. 

 

Câu 3: Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam là gì?

A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.

B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 4: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam được phân loại dựa trên

A. Theo mục đích sử dụng

B. Theo thời gian sinh trưởng

C. Theo lịch sử phát triển

D. Cả hai phương ánh A, B đều đúng

 

Câu 5: Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành mấy nhóm chính?

A. Chia thành 4 nhóm chính: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả

B. Chia thành 3 nhóm chính: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp

C. Chia thành 2 nhóm chính: cây lương thực, cây thực phẩm

D. Chia thành 2 nhóm chính: cây hằng năm và cây lâu năm

 

Câu 6: Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?

A. Trồng ngoài trời 

B. Trồng trong nhà có mái che

C. Trồng trong nhà không có mái che

D. Cả hai phương án A, B đều đúng.

 

Câu 7: Đặc điểm của phương thức trồng trong nhà có mái che là gì?

A. Gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời  (điều kiện tự nhiên)

B. Được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn ( nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất dai và sâu bệnh

C. Thường áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá,.. Hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

D. Cả B, C đều đúng

 

Câu 8: Trồng ngoài trời có thể gặp các vấn đề như

A. Khí hậu lạnh giá, khô hạn, nắng nóng, sâu bệnh,...

B. Có thể kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh

C. Thường áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá,...

D. Áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao

 

Câu 9: Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?

A. Trồng trọt ngoài tự nhiên

B. Trồng trọt trong nhà có mái che

C. Trồng trọt kết hợp

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 10: Trồng trọt cung cấp nguyên liệu cho

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm

B. Dược phẩm

C. Mĩ phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 11: Đặc điểm cơ bản của nghề chọn tạo giống cây trồng là gì?

A. Thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.

B. tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau như lúa,rau, cam, vải, cả phê,... ở nông hộ hoặc trang trại.

C. đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái.

D. đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế.

 

Câu 12: Biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt như

A. Khai hoang, lấn biển

B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng

C. Sử dụng thuốc hóa học

D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến

 

Câu 13: Lợi ích trồng trọt đối với sản xuất và đời sống con người là gì?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người (rau, củ, quả)

B. Cung cấp thức ăn cho chăn, nuôi (ngô, rau, cám gạo,…)

C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (đay, bông, tơ lụa,...) và xuất khẩu ra nước ngoài, giúp gia tăng kinh tế.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 14: Công việc của người lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ đó là gì?

A. Thực hiện trồng thử nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà khoa học trong trồng trọt.

B. Quản lí, hỗ trợ nghiên cứu; khai thác, bảo tồn tài nguyên và môi trường rừng.

C. Thực hiện hoạt động trồng, bảo tồn và khai thác rừng.

D. Nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật trồng, chăm sóc cây trồng.

 

Câu 15: Vì sao phương thức trồng trọt đang chuyển dần sang hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng?

A. Tạo cảnh quan đẹp mặt cho khách du lịch, giúp môi trường xanh, sạch.

B. Do sở thích và khả năng canh tác của người lao động.

C. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm cây trồng của người lao động.

D. Tạo thuận lợi cho việc canh tác, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật.

 

Câu 16:  Các nhóm cây trồng được phân chia thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm là dựa vào cách phân loại nào sau đây?

A. Theo nguồn gốc cây trồng.

B. Theo thời gian sinh trưởng.

C. Theo mục đích sử dụng.

D. Theo chức năng của sản phẩm.

 

Câu 17: Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản như

A. Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến như thuỷ canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh,...

B. Ứng dụng công nghệ cao ( cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,... ).

C. Sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn; người quản lí và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.

D. Tất cả các phương án trên. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên? 

A. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là tiến hành đơn giản

B. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là đễ thực hiện

C. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là tránh tác động của sâu bệnh

D. Về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên đó là thực hiện trên diện tích lớn

 

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ưu điểm của trồng trọt ngoài tự trong nhà có mái che?

A. Ưu điểm của trồng trọt ngoài tự trong nhà có mái che là ít bị sâu bệnh

B. Ưu điểm của trồng trọt ngoài tự trong nhà có mái che là chủ động trong chăm sóc

C. Ưu điểm của trồng trọt ngoài tự trong nhà có mái che là sản xuất rau, quả trái vụ

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 3: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào sai khi nói về lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?

A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu điểm của trồng ngoài trời so với trồng trong nhà có mái che?

A. Trồng ngoài trời chi phí sản xuất thấp hơn so với trồng trong nhà có mái che

B. Trồng trong nhà có mái che khả năng quản lí sâu bệnh cao hơn trồng ngoài trời

C. Trồng trong nhà có mái che có quy mô sản xuất cao hơn trồng ngoài trời

D. Trồng ngoài trời có năng suất cây trồng cao hơn so với trồng trong nhà có mái ché

 

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trồng trọt ở nước ta hiện nay?

A. Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt các vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

B. Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt các vai trò cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu

C. Trồng trọt ở nước ta hiện nay đang thể hiện tốt các vai trò tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

D.  Tất cả các ý kiến trên đều đúng

 

Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến trồng trọt?

A. Nhà trồng trọt nhân giống cây trồng (nghiên cứu mô tế bào, điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng).

B. Nhà nuôi cấy mô nghiên cứu cây trồng (kĩ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, bảo tồn và khai thác sản phẩm từ cây trồng).

C. Nhà bệnh học thực vật bảo vệ cây trồng ( nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng).

D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp nhân giống cây trồng (nghiên cứu mô tế bào, điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng).

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về triển vọng của ngành trồng trọt nước ta?

A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên đa dạng, thuận lợi cho v phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

B. Có thế mạnh về phát triển tất cả các loại cây trông phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. việc

C. Áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm: nông nghiệp hữu cơ, an toàn, nông nghiệp công nghệ cao,...

D. Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

 

Câu 8: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về têu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt?

A. Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tích chất đất, đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây trồng, phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

B. Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm; sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ trong trồng trọt.

C. Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù, đủ sức khỏe.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các biện pháp trồng trọt hiện đại?  

A. Một số biện pháp trồng trọt hiện đại như trồng theo tiêu chuẩn VietGap

B. Một số biện pháp trồng trọt hiện đại như hiện đại hóa và cơ giới hóa trong trồng trọt

C. Một số biện pháp trồng trọt hiện đại như trồng trọt theo vùng chuyên canh

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về công việc của người lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ đó là gì?

A. Thực hiện trồng thử nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà khoa học trong trồng trọt.

B. Quản lí, hỗ trợ nghiên cứu; khai thác, bảo tồn tài nguyên và môi trường rừng.

C. Thực hiện hoạt động trồng, bảo tồn và khai thác rừng.

D. Nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật trồng, chăm sóc cây trồng.

 

3. VẬN DỤNG (11 câu)

Câu 1: Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi.

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

C. Cung cấp nguồn phân bón và sức kéo.

D. Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu.

 

Câu 2: Trong các nhóm cây sau, nhóm nào thuộc loại cây lương thực?

A. Lúa, khoai, sắn (khoai mì).

B. Cà phê, cao su, hồ tiêu

C. Cà phê, đậu tương, vừng (mè).

D. Mía, ca cao, chè.

 

Câu 3: Những công nghệ cao nào sau đây được áp dụng trong trồng trọt công nghệ cao?

1. Robot thu hoạch.

2. Máy đo pH của đất, nước.

3. Cảm biến.

4. Máy bay không người lái.

5. Phân bón nano.

6. Bình phun thuốc trừ sâu.

A. 1, 2, 4, 5

B. 1, 2, 3, 4

C. 2, 3, 4, 5

D. 3, 4, 5, 6

 

Câu 4: Nhiệm vụ của trồng trọt là gì?

A. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp làm giấy

C. Cung cấp nông sản xuất khẩu; đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước

D. Tất cả ý trên

 

Câu 5: Nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là

A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu

B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người

C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường

D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà

 

Câu 6: Các công nghệ sản xuất tiên tiến trong trồng trọt công nghệ cao như

A. Thuỷ canh, khí canh

B. Nông nghiệp thông minh,

C. Nông nghiệp chính xác

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 7: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?

A. Khai hoang, lấn biển

B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng

C. Sử dụng thuốc hóa học

D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật

 

Câu 8: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu

D. Cung cấp nông sản cho sản xuất

 

Câu 9: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?

A. Cà phê, lúa, mía. 

B. Su hào, cải bắp, cà chua.

C. Ngô, khoai lang, khoai tây. 

D. Bông, cao su, sơn.

 

Câu 10: Các sản phẩm của trồng trọt là

A. Cây ăn quả, rau, trái cây

B.  Lúa gạo, sắn, khoai

C. Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu

D. Tất cả các phương án trên. 

 

Câu 11: Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt như

A. Nhà trồng trọt

B. Nhà nuôi cấy mô

C. Nhà bệnh học thực vật

D. Tất cả các phương án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?

A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.

B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.

D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.

 

Câu 2: Lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo định hướng như thế nào?

A. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

B. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng nông thôn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

C. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

D. Ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hoá nông nghiệp, công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu quốc tế.

 

Câu 3: Kĩ sư chọn giống cây trồng 

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.

 

D. Cả 3 đáp án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay