Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều Bài 13: quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 2: CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN

BÀI 13: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH THỦY SẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Có mấy yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản?

A. 1

B. 2

C. 3 

D. 4

Câu 2: Loài thủy sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?

A. Cá hồi vân

B. Cá tra

C. Cá chép

D. Cá tầm

Câu 3: Yếu tố nào gây bệnh trên động vật thủy sản?

A. Môi trường có những biến đổi gây bất lợi

B. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ

C. Vật chủ có sức đề kháng suy giảm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Môi trường nước ao nuôi thủy sản có bao nhiêu đặc tính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước

B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Muối hòa tan trong nước

Câu 6: Loài thủy sản nào sau đây có khả năng chịu lạnh tốt?

A. Cá tra

B. Cá rô phi

C. Cá tầm

D. Tôm sú

Câu 7: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm, cá ở khoảng nào sau đây?

A. từ 15 cm đến 20 cm.

B. từ 20 cm đến 30 cm.

C. từ 30 cm đến 40 cm.

D. từ 40 cm đến 50 cm.

Câu 8: Để phòng trị bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản, chúng ta không nên làm gì?

A. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản.

B. Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.

C. Quản lí tốt môi trường ao nuôi.

D. Cho động vật thủy sản ăn dư thừa thức ăn.

Câu 9: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm những công việc gì?

A. Dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những loài vi sinh vật gây hại cho tôm, cá nuôi.

B. Đắp bờ ao và trồng cây xanh xung quanh ao nuôi tôm, cá.

C. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, màu nước, lượng thức ăn, hoạt động của tôm, cá để xử lí những hiện tượng bất thường.

D. Thường xuyên cung cấp và cho ăn nhiều loại thức ăn.

Câu 10: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?

A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.

C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.

D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?

A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.

B. Tiêm thuốc cho cá.

C. Bôi thuốc cho cá.

D. Cho cá uống thuốc.

Câu 2: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?

A. Màu nâu đen

B. Màu cam vàng

C. Màu xanh rêu

D. Màu xanh lục hoặc vàng lục

Câu 3: Đâu không phải biện pháp giúp đảm bảo lượng oxygen trong ao?

A. Sục khí

B. Bón vôi

C. Quạt nước

D. Bơm thêm nước vào ao

Câu 4: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?

A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi.

B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá.

C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi.

D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.

Câu 5: Biểu hiện nào của động vật thủy sản không bị bệnh?

A. Cá bơi mất thăng bằng

B. Cá lên ăn đều

C. Cá có vết lở loét trên cơ thể

D. Tôm bị thay đổi màu sắc cơ thể

Câu 6: Em hãy cho biết, môi trường nước ao nuôi thủy sản có đặc tính nào sau đây?

A. Đặc tính lí học

B. Đặc tính hóa học

C. Đặc tính sinh học

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?

A. Cho lượng thức ăn ít

B. Cho lượng thức ăn nhiều

C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.

D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.

Câu 8: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?

A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.

B. Tạo độ trong cho nước ao.

C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.

D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.

Câu 9: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả tôm, cá có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Các muối hòa tan trong nước

B. Độ PH của nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Các khí hòa tan trong nước

Câu 10: Đo nhiệt độ của nước có bước nào sau đây?

A. Nhúng nhiệt kế vào nước

B. Quan sát và đọc kết quả

C. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường

D. Cả 3 đáp án trên

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp

A. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè

B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng

C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng

D. Bệnh lở loét trên cá chép

Câu 2: Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp

A. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè

B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng

C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng

D. Bệnh lở loét trên cá chép

Câu 3: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả tôm, cá có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Các muối hòa tan trong nước

B. Độ PH của nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Các khí hòa tan trong nước

Câu 4: Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp 

Quan sát hình sau và cho biết tên bệnh phù hợp

A. Bệnh kí sinh trùng bám trên cá mè

B. Bệnh thối mang trên cá diêu hồng

C. Bệnh lồi mắt trên cá diêu hồng

D. Bệnh lở loét trên cá chép

Câu 5: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.

B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).

C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.

D. Nước ao bị đục.

Câu 6: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí

B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam?

A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)

B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)

C. Nước nhiễm phèn

D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc

Câu 8: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.

B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).

C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.

D. Nước ao bị đục.

Câu 9: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?

A. Độ trong của nước

B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước

C. Nhiệt độ của nước

D. Muối hòa tan trong nước

Câu 10: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?

A. Cho lượng thức ăn ít

B. Cho lượng thức ăn nhiều

C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.

D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn cho

A. Thức vật phù du

B. Vi khuẩn

C. Thực vật bậc cao

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Thực vật đáy, thực vật bậc cao là thức ăn cho

A. Động vật đáy

B. Chất vẩn

C. Tôm, cá

D. Vi khuẩn

=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng trị bệnh thủy sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay