Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều bài 5: Trồng cây rừng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Trồng cây rừng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Mục đích của việc trồng cây rừng là gì?
A. Nhằm mở rộng diện tích rừng
B. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
C. Tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người dân
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Khí hậu của Việt Nam được chia thành mấy vùng?
A. Bốn vùng rõ rệt
B. Ba vùng rõ rệt
C. Hai vùng rõ rệt
D. Đáp án khác
Câu 3: Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta?
A. Thời tiết ấm, ẩm.
B. Thời tiết nóng, khô hạn
C. Thời tiết lạnh, hanh khô
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Trồng cây con vào thời điểm thời tiết ấm, ẩm sẽ giúp cây
A. Bén rễ nhanh
B. Tỉ lệ sống cao
C. Sinh trưởng và phát triển tốt
D. Cả A, B, C
Câu 5: Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là
A. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12)
B. Mùa xuân và mùa thu
C. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11)
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Trung nước ta là
A. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12)
B. Mùa xuân và mùa thu
C. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11)
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Nam nước ta là
A. Mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12)
B. Mùa xuân và mùa thu
C. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11)
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 8: Trồng rừng bằng cây con có bầu có ưu điểm gì?
A. Cây được trồng có đầy đủ rễ, thân
B. Cây được trồng có đầy đủ, rễ
C. Cây được trồng có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện đối với những loại cây trồng nào?
A. Được áp dụng đối với loại cây trồng tại rừng đặc dụng
B. Được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ (bạch đàn, trám, đước..), nơi đất ẩm và tốt. Vì khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương, cây trồng chậm phát triển.
C. Được áp dụng đối với loại cây trồng tại rừng sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con có bầu hay cây con rễ trần?
A. Cây con có bầy
B. Cây con rễ trần
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
D. Cả 2 phương án trên đều sai
Câu 11: Ưu điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu là gì?
A. Tỉ lệ cây sống cao
B. Cây có đủ rễ, thân, là nên có sức đề kháng cao
C. Giảm thời gian và số lần chăm sóc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Nhược điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu là gì?
A. Tốn chi phí vận chuyển cây
B. Tỉ lệ cây sống cao
C. Giảm thời gian và số lần chăm sóc
D. Bộ rễ cây bị tổn thương, cây chậm phát triển
Câu 13: Ưu điểm của trồng rừng bằng cây con rễ trần là gì?
A. Giảm thời gian và số lần chăm sóc
B. Vận chuyển cây dễ dàng, chi phí thấp
C. Tổn chi phí vận chuyển cây
D. Bộ rễ cây bị tổn thương, cây chậm phát triển
Câu 14: Nhược điểm của trồng rừng bằng cây con rễ trần là gì?
A. Cây có đủ rễ, thân, lá nên có sức đề kháng cao
B. Vận chuyển cây dễ dàng, chi phí thấp
C. Bộ rễ cây bị tổn thương, cây chậm phát triển
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là
A. 30 x 30 x 30 cm
B. 30 x 40 x 30 cm
C. 40 x 40 x 40 cm
D. 40 x 40 x 30 cm
Câu 17: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu?
A. 5 – 10 phút.
B. 3 – 5 phút.
C. 15 – 20 phút.
D. 10 – 15 phút.
Câu 18: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?
A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.
B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.
C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.
D. Cả A, C đều đúng
Câu 19: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 20: Thời vụ phù hợp với việc trồng rừng ở miền Trung và miền Nam nước ta là
A. Mùa xuân và mùa hè.
B. Mùa xuân và mùa thu.
C. Mùa mưa.
D. Tất cả các mùa trong năm.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Hãy lựa chọn phương án đúng về thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta.
A. Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) vì mùa mưa là thời điểm thích hợp với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giúp cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển
B. Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là mùa xuân và mùa thu vì ở miền Bắc, mùa xuân độ ẩm không khí cao, thường hay có mưa phùn, thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi, nảy lộc. Mùa thu có thời tiết mát mẻ.
C. Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) vì mùa mưa độ ẩm cao, nền nhiệt ấm, rất thích hợp để cây trồng phát triển.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Tại sao trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố?
A. Tại vì cỏ và các cây hoang mọc xung quanh chiếm diện tích của cây non mới trồng.
B. Tại vi đất hoang lâm nghiệp thường có nhiều loại cây khác nhau mọc nhiều, chúng sẽ che ánh sáng khỏi cây non vừa mới trồng.
C. Tại vì đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Vì sao khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước?
A. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh
B. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
C. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
D. Đáp án khác
Câu 4: Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về mục đích của việc trồng cây rừng?
A. Mục đích của việc trồng cây rừng là mở rộng diện tích rừng.
B. Mục đích của việc trồng cây rừng là phủ xanh đất trống, đồi trọc.
C. Mục đích của việc trồng cây rừng là mở rộng diện tích đất trồng trọt.
D. Mục đích của việc trồng cây rừng là tạo việc làm, mang lại thu nhập cho người dân.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói trường hợp áp dụng trồng cây con rễ trần?
A. Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.
B. Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp đất tốt và ẩm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng về dung dịch hồ rễ?
A. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
B. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
C. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.
D. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là đúng về yêu cầu khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây?
A. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải lớn hơn chiều cao bầu đất.
B. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.
C. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải đúng bằng chiều cao bầu đất.
D. Cả A, C đều đúng
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng với việc bón phân định kì trong quá trình trồng rừng?
A. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
B. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
D. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về việc bảo vệ rừng sau khi trồng cây rừng?
A. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại.
B. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại.
C. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ.
D. Việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính là bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại.
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với biện pháp bảo tồn rừng
A. Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia.
B. Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.
C. Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là đảm bảo duy trì và phát triển diện tích rừng.
D. Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là trồng rừng
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Những cây nào dưới đây thuộc loại cây rừng?
A. Cây thông, cây cọ, cây đước, cây cui, cây côi
B. Cây dừa nước, cây dà vôi, cây vẹt, cây phi lao
C. Cây cam, cây mít, cây vú sữa, cây táo, cây bưởi
D. Cả a, b đều đúng.
Câu 2: Câu ca dao nào dưới đây liên quan tới thời vụ trồng cây?
A. Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
B. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy
C. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Một số loại cây rừng thường được trồng bằng cây con có bầu là
A. Cây cọ
B. Cây đước
C. Cây sú vẹt
D. Cả A, B, C
Câu 4: Cho các bước làm đất trồng cây rừng nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau
(1) Phát dọn cây dại, cỏ dại
(2) Trộn đất màu với phân bón
(3) Lấp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước
(4) Đào hố trồng
(5) Cuốc thêm đất xung quanh, loại bỏ cỏ dại và lấp đầy hố
A. (1)→ (2)→ (3) → (4) → (5)
B. (1)(2)(4)→ (3)→ (5)
C. (1)(4)(3)→ (2) → (5)
D. (1)(4)(2)→ (3) → (5)
Câu 5: Cho các bước trồng rừng bằng cây con có bầu nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau
(1)Tạo lỗ trong hố đất trồng cây
(3)Lấp đất và nén lần 1
(2)Rạch túi bầu
(4)Vun gốc
(5)Đặt bầu cây vào giữa hố đất
(6)Lấp đất và nén lần 2
Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con có bầu đúng.
A. (1)→ (2)→ (3) → (4) → (5) → (6)
B. (1)→ (2)→ (5)→ (3) → (6) → (4)
C. (1)→ (2)→ (4)→ (3) → (5)→ (6)
D. (1) (2) (3) → (6) → (5) → (4)
Câu 6: Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với loại phân bón gì?
A. Phân hữu cơ ủ hoai.
B. Supe lân.
C. NPK
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là
A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho phù hợp với trình tự kĩ thuật đào hố trồng cây rừng
(1) Đào hố (lớp đất màu phía trên để riêng bên miệng hố .
Kích thước hố thông thường có 2 loại như sau
• Loại 1 dài × rộng × cao = 30 × 30 × 30 cm
• Loại 2 dài x rộng × cao = 40 × 40 × 40 cm
(2) Phát dọn cây, cỏ dại.
(3) Trộn đất màu với phân bón (1 kg phân hữu cơ hoai mục; 0,1 kg supe lân; 0,1 kg NPK cho mỗi hố).
(4) Cuốc thêm đất xung quanh, loại bỏ cỏ và lấp đầy hố.
(5) Lấp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước.
Đáp án đúng là
A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
B. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)
C. (1) – (2) – (4) – (3) – (5)
D. (1) – (3) – (4) – (2) – (5)
Câu 2: Hãy sắp xếp hình ảnh trong hình dưới đây theo thứ tự của kĩ thuật đào hố trồng cây rừng
A. a - e - d - c - d - b
B. a - d - e - c - d - b
C. a - e - d - b - d - c
D. d - e - a - c - d - b
Câu 3: Em hãy sắp xếp các bước sau sao cho phù hợp với quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?
(1) Tạo lỗ trong hố đất.
(2) Rạch túi bầu
(3) Đặt bầu cây vào giữa hố đất.
(4) Lấp và nén đất lần 1
(5) Lấp đất và nén đất lần 2
(6) Vun gốc
Đáp án đúng là
A. (4), (6), (5), (3), (2), (1)
B. (2), (4), (5), (1), (3), (6)
C. (3), (2), (1), (6), (5), (4)
D. (2), (3), (6), (4), (5), (1)
Câu 4: Cho các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau
(1). Tạo lỗ trong hố đất trồng cây
(3). Đặt cây con vào giữa hố đất
(2). Lấp đất kín gốc cây
(4). Vun gốc
(5). Nén đất
Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần đúng.
A. (1) (2) (3) → (4) → (5)
B. (1) (2) (5)→ (3)→ (4)
C. (1)→ (3)→ (2)→ (5)→ (4)
D. (1)→ (3)→ (4)→ (2)→ (5)
=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 5. Trồng cây rừng