Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức Bài 24: địa lý ngành nông nghiệp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: địa lý ngành nông nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 24:  ĐỊA LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Vai trò nào không phải là vai trò của ngành nông nghiệp?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

B. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội và bảo vệ môi trường

C. Giúp các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.

D. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành nông nghiệp?

A. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ

B. Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ

C. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa

D. Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ

Câu 3: Cây lương thực phân bố chủ yếu ở:

A. vùng đất khô hạn, ít mưa

B. có khí hậu ôn hoà, đất feralit, nhiều

C. vùng có khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa

D. có nhiệt cao, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất ba dan và đất đá vôi

Câu 4: Loại cây nào ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất badan?

A. Lúa

B. Cao su

C. Chè

D. Củ cải đường

Câu 5: Vùng có khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa thích hợp để trồng loại cây trồng nào nhất?

A. Chè

B. Lúa gạo

C. Cà phê

D. Hồ tiêu

Câu 6: Các vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

A. Lợn, cừu, dê.

B. Bò, lợn, dê.

C. Trâu, dê, cừu

D. Gà, lợn, cừu.

Câu 7: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào

A. thị trường tiêu thụ

B. cơ sở thức ăn

C. con giống

D.  hình thức chăn nuôi

Câu 8: Vai trò nào không phải vai trò của ngành chăn nuôi?

A. Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người

B. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

C. Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển

D. Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Câu 9: Đối tượng của ngành chăn nuôi là

A. các vật nuôi

B. cây trồng

C. hình thức chăn nuôi

D. thức ăn

Câu 10: Điều kiện khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường của các nước châu Á phù hợp với vật nuôi nào nhất?

A. Cừu

B. Gia cầm

C. Bò sữa

D. Trâu

2. THÔNG HIỂU (5 Câu)

Câu 1: Ngành trồng trọt có tác động trực tiếp tới đời sống của nông dân, điều đó được thể hiện rõ nhất ở việc

A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp

B. là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

C. tạo việc làm. giúp ổn định đời sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn

D. góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường

Câu 2: Vai trò nào dưới đây của ngành trồng trọt đóng góp quan trọng vào việc ổn định xã hội?

A. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

B. Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

C. Góp phần bảo vệ môi trường

D. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

Câu 3: Ngành công nghiệp nào dưới đây sử dụng nguyên liệu là sản phẩm trồng trọt?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng

B. Hoá chất

C. Chế biến lương thực, thực phẩm

D. Năng lượng

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây cho thấy ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên?

A. Cây trồng được chia thành các nhóm khác nhau

B. Việc bảo quản sản phẩm đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ

C. Sản xuất mang tính mùa vụ

D. Ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ

Câu 5: Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ do

A. sản phẩm trồng trọt dễ hư hỏng, khó bảo quản.

B. sản phẩm của ngành có giá thành cao

C. sản phẩm của ngành phân bố theo các khu vực.

D. ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Loại cây nào sau đây phân bố ở cả miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng?

A. Khoai lang.

B. Lúa gạo

C. Lúa

D. Ngô

Câu 2: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt?

A. Ngô

B. Kê

C. Cà phê

D. Lúa

Câu 3: Loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới là

A. Bò

B. Trâu

C. Lợn

D. Cừu

Câu 4: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

A. tập trung công nghiệp.

B. chăn thả.

C. chuồng trại.

D. bán chăn thả.

Câu 5: Loài vật nuôi nào là loài vật nuôi dễ tính, có thể ăn các loại cỏ khô cần và thích ứng được với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt?

A. Cừu

B. Trâu

C. Lợn

D. Gia cầm

4. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)

Câu 1: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?

A. Ô-xtrây-li-a

B. Thái Lan

C. Trung Quốc

D. Việt Nam

Câu 2: Quan sát lược đồ hình 24.5, cho biết củ cải đường được trồng nhiều ở đâu?

A. Châu Á

B. Đông, Tây và Trung Âu

C. Châu Phi

D. Nam

Câu 3: Quan sát lược đồ hình 24.5, cho biết cây cà phê được trồng nhiều ở đâu?

A. Bắc Á

B. Trung và Tây Phi

C. Hoa

D. Liên Bang Nga

Câu 4: Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây

A. Lúa

B. Lúa nước

C. Ngô

D. Cao su

Câu 5: Vùng ven đô thị có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là thói quen ăn uống của người ở khu vực Tây Âu, Hoa Kỳ  nên chăn nuôi nhiều

A. Lợn

B. Bò sữa

C. Dê

D. Cừu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay