Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức Bài 29: địa lí một số ngành công nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29: địa lí một số ngành công nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 29: ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆPA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc ngành công nghiệp khai thác dầu, khí
A. Sản lượng và giá sản phẩm có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới
B. Các mô thường nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu
C. Công nghiệp khai thác gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
D. Việc khai thác và sử dụng ảnh hưởng lớn tới môi trường và tác động tới biến đổi khí hậu, đòi hỏi cần có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế
Câu 2: Vai trò nào dưới đây không phải của công nghiệp điện lực?
A. Là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
B. Là cơ sở để tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất
C. Là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ của hầu hết các quốc gia
D. Là điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội
Câu 3: Sản phẩm công nghiệp điện lực có đặc điểm là
A. phong phú, đa dạng.
B. khó di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
C. không lưu giữ được.
D. quá trình sản xuất ít đòi hỏi về trình độ kĩ thuật.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc ngành công nghiệp điện tử, tin học?
A. Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX
B. Sử dụng nhiều năng lượng nên gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
C. Đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
D. Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại
Câu 5: Ngành công nghiệp khai thác than có đặc điểm là
A. Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX
B. Xuất hiện sớm, Quá trình khai thác, sử dụng gây tác động xấu tới mối trường
C. phong phú, đa dạng
D. không lưu trữ được.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. quy trình sản xuất phức tạp
B. đòi hỏi vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh
C. thời gian xây dựng hạ tầng tương đối ngắn
D. chịu ảnh hưởng lớn từ nhân công, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?
A. Điện tử - tin học.
B. Chế biến thực phẩm
C. Hóa chất và cơ khí.
D. Dệt - may, giày - da.
Câu 8: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản
B. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
C. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản
D. khai thác khoáng sản, thủy hải sản
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
A. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.
C. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.
D. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành.
Câu 10: Công nghiệp điện tử, tin học có vai trò đặc biệt quan trong cả ở hiện tại cũng như tương lai do
A. tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao
B. sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế cũng như đời sống dân cư
C. tạo ra mối quan hệ rộng rãi giữa các quốc gia cũng như cộng đồng dân cư thế giới.
D. tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất và đời sống xã hội, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên
2. THÔNG HIỂU (5 Câu)
Câu 1: Các nước trên thế giới có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào
A. vị trí địa lí, đặc điểm và sự phân bố dân cư, số đô thị....
B. điều kiện tự nhiên, trình độ văn hoá của dân cư, thói quen sử dụng năng lượng
C. điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển....
D. vị trí địa lí, sự phát triển công nghiệp, trình độ kĩ thuật,
Câu 2: Một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia là
A. sản lượng điện của quốc gia đó
B. sản lượng điện bình quân đầu người của quốc gia đó.
C. số nhà máy điện trong nước
D. hệ thống truyền tải điện trong nước.
Câu 3: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. thị trường
B. lao động
C. chi phí vận tải
D. nguyên liệu
Câu 4: Công nghiệp điện tử - tin học được coi là
A. có vị trí quan trọng, là quả tim của ngành công nghiệp nặng.
B. thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của các quốc gia.
C. nguồn nhiên liệu quan trọng “vàng đen” của nhiều quốc gia
D. ngành công nghiệp đi trước một bước trong phát triển kinh tế.
Câu 5: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học?
A. Gây ô nhiễm môi trường không khí.
B. Yêu cầu cao về trình độ lao động.
C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện.
D. Không chiếm diện tích rộng.
3. VẬN DỤNG (5 Câu)
Câu 1: Dựa vào bản đồ hình 29.1 SGK cho biết, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, I-rắc.... là các quốc gia
A. có sản lượng than lớn nhất thế giới
B. khai thác khi tự nhiên chủ yếu của thế giới
C. khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới.
D. khai thác dầu chủ yếu của thế giới
Câu 2: Dựa vào bản đồ hình 29.1 SGK cho biết, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ca-ta, Iran,... là các quốc gia
A. có sản lượng than lớn nhất thế giới.
B. khai thác quặng bô-xít nhiều nhất thế giới.
C. khai thác quặng đồng nhiều nhất thế
D. khai thác khí tự nhiên chủ yếu của thế giới
Câu 3: Dựa vào bản đồ hình 29.1 SGK cho biết,Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga... là các quốc gia
A. có sản lượng than lớn nhất thế giới.
B. khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới.
C. khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới.
D. khai thác quặng bô-xit nhiều nhất thế giới.
Câu 4: Dựa vào bản đồ hình 29.1 SGK cho biết, Các nước khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới là
A. Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a. Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kỳ,...
B. Chi-lê, Hoa Kỳ, Ca-na-đa. Liên bang Nga..
C. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin....
D. Trung Quốc, Hoa Kỳ, A-rập Xê-út, I-ran ...
Câu 5: Dựa vào bản đồ hình 29.1 SGK cho biết, Các nước khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới là
A. Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ. Ca-na-đa...
B. O-xtray-li-a, Gla-mal-ca, Bra-xin,....
C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,
D. Liên bang Nga, Ca-ta, Ấn Độ, Iran,...
4. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)
Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Hoá chất.
B. Luyện kim
C. Cơ khí
D. Thực phẩm
Câu 2: Ngành nào sau đây có thể phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?
A. Cơ khí chinh xác.
B. Cơ khí máy công cụ.
C. Cơ khí thiết bị toàn bộ.
D. Cơ khí hàng tiêu dùng
Câu 3: Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?
A. Năng lượng
B. Thực phẩm
C. Điện tử
D. Khai thác than
Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất?
A. Công nghiệp thực phẩm
B. Công nghiệp điện tử - tin học.
C. Công nghiệp năng lượng
D. Công nghiệp luyện kim
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới?
A. Tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng chậm lại
B. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển
C. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới bị sút giảm
D. Tập trung chủ yếu ở nhóm các nước phát triển
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp