Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 12 chân trời Bài 9: Đại cương về polymer
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 12 Bài 9: Đại cương về polymer sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
BÀI 9: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Cho sơ đồ sau:
1. Plymer thiên nhiên (X) Y 2. Z (một loại đường) Y + T
3. Y + H2 M (sorbitol) 4. T + H2 M (sorbitol)
a) X là cellulose.
b) Z là mantose.
c) Y và T đều là đường đơn.
d) Y là đường glucose.
Đáp án:
a) Sai | b) Sai | c) Đúng | d) Đúng |
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng polymer (X) tạo thành do phản ứng đồng trùng hợp isoprene và acrylonitrile (CH2=CH-CN) với lượng oxygen vừa đủ, thu được một hỗn hợp khí chứa 58,33% CO2 về thể tích.
a) Hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2 và H2O.
b) Số mắt xích của acrylonitrile nhiều hơn của isoprene.
c) Tỉ lệ mắt xích của isoprene và acrylonitrile là 1:3.
d) Số mol N2 nhiều hơn số mol acrylonitrile.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Đem trùng hợp 5,2 gam styrene. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với 100 mL dung dịch bromine 0,15 M. Sau đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635 gam I2.
a) Tỉ lệ giữa số mol styrene và số mol bromine là 10:3.
b) Tỉ lệ giữa số mol Br2 và số mol I2 là 5:1.
c) Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là nhỏ hơn 30%.
d) Tỉ lệ giữa số mol I2 và số mol styrene là 1:10.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Để tổng hợp 120 kg poli(methyl methacrylate) thì cần một lượng acid và acohol tương ứng. Biết hiệu suất quá trình ester hoá và trùng hợp là 60% và 80%.
a) Khối lượng acohol cần nhỏ hơn 100 kg.
b) Khối lượng acid cần lớn hơn 200 kg.
c) Số mol acohol lớn hơn số mol acid cần dùng.
d) Polymer tổng hợp có công thức là –(CH3-CH2-COOCH3)-n.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Khi trùng ngưng 7,5 gam glycine với H là 80%, ngoài amino acid dư người ta còn thu được m gam polymer và 1,44 gam nước.
a) Giá trị của m là 4,56 gam.
b) Khối lượng glycine dư nhiều hơn 1 gam.
c) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mglycine + mnước = mpolymer.
d) Tỉ lệ số mol glycine phản ứng với số mol nước là 1:2.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Trùng hợp 6,1975 lít C2H4 ở đktc, biết hiệu suất phản ứng là 90%.
a) Khối lượng polymer thu được ít hơn 7 gam.
b) Tỉ lệ số mol C2H4 và số mol polymer là 2:1.
c) Khối lượng C2H4 dư nhiều hơn 1 gam.
d) Tỉ lệ khối lượng C2H4 dư với lượng C2H4 phản ứng là 1:9.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Kevlar là một polyamide có độ bền kéo rất cao. Loại vật liệu này được dùng để sản xuất áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội. Kevlar được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của hai chất sau:
a) Trong công thức phân tử của terephthalic acid có 8 nguyên tử H.
b) Trong công thức phân tử của 1,4-diaminebenzene có 8 nguyên tử H.
c) Công thức cấu tạo của Kevlar là:
d) Trong công thức của Kevlar có 14 nguyên tử C.
Đáp án:
=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 9: Đại cương về polymer