Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Cá nhân chỉ được thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo khi được cha mẹ đồng ý.

b. Bất kì ai cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo.

c. Mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

d. Mỗi người có quyền học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể gây ra hậu quả gì cho đất nước, xã hội và con người? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Gây thiệt hại về tinh thần cho xã hội.

b. Gây mất trật tự, an toàn xã hội.

c. Xâm hại các giá trị đạo đức của xã hội.

d. Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. 

Đáp án:

Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa cụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Do có niềm tin vào tôn giáo mới, anh Q quyết định từ bỏ tôn giáo của mình để theo một tôn giáo khác.

b. Anh K ép buộc, doạ nạt nhiều người để buộc họ phải theo tôn giáo của anh.

c. Anh M ép buộc vợ mình là chị N phải bỏ tôn giáo của chị để theo tôn giáo mà anh đang theo.

d. Ông N từ chối tham gia hoạt động tuyên truyền chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo ở quê mình. 

Đáp án:

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O thuyết phục em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Đáp án:

Câu 5: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện qua những trường hợp nào sau đây? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Công dân đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được gia nhập tôn giáo khác. 

b. Công dân có quyền thôi không theo tín ngưỡng hay tôn giáo này để theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác. 

c. Công dân có quyền theo tín ngưỡng hoặc một tôn giáo mà họ muốn. 

d. Trong vài trường hợp, có thể được phép cưỡng bức hoặc cản trở người khác trong việc gia nhập hay từ bỏ một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó.

Đáp án:

Câu 6: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các tình huống a, b, c, d.

a. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.

b. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.

c. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.

d. Bà C không vì anh P là người theo tôn giáo khác mà ngăn cản con gái kết hôn với anh P

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.

Chị Lan là một tín đồ theo đạo Phật. Hàng tuần, chị thường xuyên tham gia các buổi lễ tại chùa và tổ chức những hoạt động từ thiện cùng với các thành viên khác trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi một số bạn bè không theo đạo của chị phê bình những niềm tin và hành động của chị, chị Lan đã phản ứng gay gắt và yêu cầu họ không được nói về các tôn giáo khác ngoài đạo Phật. Đồng thời, chị cũng viết bài trên mạng xã hội chỉ trích những người không có tín ngưỡng.

a. Chị Lan có quyền tự do tín ngưỡng và tham gia các hoạt động tôn giáo của mình theo quy định của pháp luật.

b. Chị Lan có quyền tham gia các hoạt động cộng đồng như từ thiện liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của mình, miễn là không vi phạm pháp luật.

c. Chị Lan có quyền chỉ trích và cấm bạn bè mình không được đề cập đến các tôn giáo khác.

d. Chị Lan được phép viết bài chỉ trích những người không có tín ngưỡng mà không bị xử lý vì đó là ý kiến cá nhân.

Đáp án:

=> Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay