Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12
KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Lập kế hoạch kinh doanh là gì?
A. Quá trình xác định mục tiêu và các chiến lược đạt được mục tiêu đó
B. Một hình thức tài chính của doanh nghiệp
C. Quy trình tìm kiếm nhà đầu tư
D. Một báo cáo tài chính chi tiết
Câu 2: Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh là gì?
A. Chỉ để thu hút nhà đầu tư
B. Xác định các chiến lược và hướng phát triển cho doanh nghiệp
C. Để ghi nhận các số liệu tài chính
D. Để chỉ ra các rủi ro có thể gặp phải
Câu 3: Kế hoạch kinh doanh là gì?
A. Xác định các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra trước đó
B. Định hình mục tiêu cần đạt
C. Là một bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của người kinh doanh
D. Quá trình tìm kiếm nhà đầu tư
Câu 4: Phần nào của kế hoạch kinh doanh cung cấp thông tin về nhu cầu và yêu cầu của khách hàng?
A. Tóm tắt điều hành
B. Nghiên cứu thị trường
C. Chiến lược marketing
D. Phân tích tài chính
Câu 5: Phân tích SWOT bao gồm các yếu tố nào?
A. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
B. Sản phẩm, giá trị, khách hàng và thị trường
C. Chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu và kế hoạch hành động
D. Thị trường, khách hàng, đối thủ và xu hướng
Câu 6: Khi lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính thường bao gồm vấn đề gì?
A. Dự báo doanh thu và chi phí
B. Phân tích SWOT
C. Chiến lược tiếp thị
D. Các yếu tố về nguồn nhân lực
Câu 7: Mục đích chính của nghiên cứu thị trường trong kế hoạch kinh doanh là gì?
A. Tìm kiếm các đối tác kinh doanh
B. Nắm bắt và thấu hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó xác định khách hàng
C. Đưa ra chiến lược marketing
D. Tạo ra các báo cáo tài chính
Câu 8: Khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” thuộc Hiến pháp nào?
A. Điều 31 Hiến pháp năm 2013
B. Điều 32 Hiến pháp năm 2013
C. Điều 33 Hiến pháp năm 2013
D. Điều 34 Hiến pháp năm 2013
Câu 9: Doanh nghiệp D cam kết đóng góp một phần lợi nhuận hàng năm cho các hoạt động từ thiện nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ở địa phương. Trong hoạt động này, trách nhiệm xã hội được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Trách nhiệm kinh tế
B. Trách nhiệm pháp lí
C. Trách nhiệm đạo đức
D. Trách nhiệm nhân văn
Câu 10: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kế hoạch kinh doanh có tác dụng gì?
A. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
B. Tính toán mức độ chi phí sản xuất
C. Phát triển đội ngũ nhân viên
D. Đưa ra các chiến lược cạnh tranh và xác định cơ hội và thách thức đối với sản phẩm của mình
Câu 11: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất
B. Từ thiện
C. Trao đổi hàng hoá
D. Dịch vụ
Câu 12: Trách nhiệm kinh tế là gì?
A. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động
B. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
C. Thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động
D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội
Câu 13: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của người nộp thuế?
A. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật
B. Khai thuế chính xác, trung thực
C. Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
D. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của một kế hoạch kinh doanh hiệu quả?
A. Phải có mục tiêu rõ ràng
B. Phải linh hoạt và có thể điều chỉnh được
C. Chỉ tập trung vào tài chính mà không quan tâm đến thị trường
D. Phải cụ thể và thực tế
Câu 15: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc gì?
A. Chi trả lương cho công chức
B. Tích lũy cá nhân
C. Làm đường xá, cầu cống
D. Xây dựng trường học công
Câu 16: ............................................
............................................
............................................