Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 1 - Tuần 2 - Nhiệm vụ 4, 5 - Rèn luyện thói quen

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1 - Tuần 2 - Nhiệm vụ 4, 5 - Rèn luyện thói quen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN

Tuần 2 – Tiết 2. HĐGD – Nhiệm vụ 4, 5 chủ đề 1

Nhiệm vụ 1: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình

Nhiệm vụ 2: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp?

A. Sàn nhà không có bụi bẩn.

B. Quần áo được cất gọn gàng.

C. Nhà có mùi thơm nhè nhẹ.

D. Góc nhà có nhiều vỏ bánh kẹo.

Câu 2: Đâu là không phải thói quen ngăn nắp, gọn gàng tại nhà?

A. Gấp quần áo gọn gàng.

B. Trang trí phòng học.

C. Để bát đũa bữa bãi sau khi ăn.

D. Lau dọn nhà của.

Câu 3: Khi sử dụng xong các vật dụng trong nhà, cần để chúng ở đâu?

A. Để các đồ dùng về vị trí cũ.

B. Để các đồ dùng ở nơi đã sử dụng.

C. Để các đồ dùng ở ngoài sân.

D. Để các đồ dùng vào phòng ngủ.

Câu 4: Đồ dùng sắc nhọn nên để ở vị trí nào để tránh tầm tay trẻ em?

A. Để dưới đất.

B. Để trên cao.

C. Để trên bàn.

D. Để trên ghế.

Câu 5: Quần áo ướt nên phơi ở vị trí nào?

A. Trong nhà tắm.

B. Trong nhà ăn.

C. Ngoài sân phơi.

D. Trong phòng ngủ.

Câu 6: Đâu là cách làm gọn tủ quần áo?

A. Gấp quần áo mới giặt.

B. Lau dọn tủ quần áo 1 tuần 1 lần.

C. Ủng hộ quần áo không sử dụng cho các trẻ em nghèo.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Sắp xếp các bước để quần áo trở nên sạch sẽ, thơm tho.

(1): Phơi quần áo ở nơi thoáng mát.

(2): Thu dọn quần áo bẩn vào giỏ.

(3): Gấp gọn quần áo vào tủ.

(4): Giặt quần áo bẩn.

A. 1 – 4 – 2 – 3.

B. 4 – 1 – 3 – 2.

C. 2 – 4 – 1 – 3.

D. 3 – 1 – 2 – 4.

Câu 8: Nếu quần áo đã chật nhưng vẫn còn mới, em có thể làm gì để giúp ích cho xã hội?

A. Cắt nhỏ quần áo thành nhiều mảnh.

B. Tham gia ủng hộ quần áo cho trẻ em vùng cao.

C. Đốt quần áo khi không sử dụng nữa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Làm thế nào để phòng học luôn sạch sẽ?

A. Thu dọn sách vở khi đã học xong.

B. Bày đồ ăn trong phòng học.

C. Vứt giấy nháp vào gầm giường.

D. Vẽ bậy lên bàn học.

Câu 10: Đâu là nguyên nhân khiến tâm trạng khó chịu?

A. Không gian quá bừa bộn.

B. Nhà có hương thơm mát.

C. Quần áo sạch sẽ, thơm tho.

D. Nhà có nhiều cây xanh.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Khi thấy trên bàn ăn có nhiều rác, em sẽ làm gì để bàn ăn trở nên sạch sẽ?

A. Vứt rác vào thùng.

B. Lau sạch các vết bẩn.

C. Thu dọn các đồ dùng nhà ăn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Em cần làm gì để góc học tập luôn gọn gàng, sạch sẽ?

A. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.

B. Khi nào ba mẹ kiểm tra hoặc có khách đến nhà thì mới dọn dẹp cho ngăn nắp, sạch sẽ.

C. Để những vật dùng hay được dùng ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy. Còn những thứ ít được dùng có thể sắp xếp ở vị trí nào cũng được.

D. Góc học tập chỉ cần trang trí đẹp là được, không cần phải gọn gàng, sạch sẽ.

Câu 3: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì?

A. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.

B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

C. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.

D.Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ khi ở trường?

A. Vệ sinh lớp học, kê bàn ghế ngay ngắn.

B. Thùng rác và chổi quét lớp vứt bừa bãi

C. Uống nước làm đổ ra lớp học.

D. Ăn quà vặt xả rác ra lớp học.

Câu 5: Chỉ ra đâu là ảnh hưởng tốt của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống.

A. Mất thời gian cho việc tìm kiếm đồ đạc, ảnh hưởng đến thời gian làm việc hữu ích.

B. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh.

C. Gây phiền hà đến người khác

D. Tiết kiệm được thời gian, tạo cảm hứng tốt trong quá trình học tập và làm việc.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì?

A. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.

B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

C. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.

D.Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ khi ở gia đình?

A. Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi ngày.

B. Bày sách vở bừa bộn trên mặt bàn.

C. Ngủ dậy không gấp chăn màn.

D. Vứt quần áo bừa bãi.

Câu 3: Vì sao phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp?

A. Giúp cải thiện sức khỏe.

B. Giúp đảm bảo vệ sinh nhà ở.

C. Giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm đồ đạc.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là câu ca dao, tục ngữ nói về lợi ích của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ?

A. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Học thầy không tày học bạn.

D. Uống nước nhớ nguồn.

 

=> Giáo án Tuần 2 – Tiết 1: SHDC - Tìm hiểu truyền thống nhà trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay