Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 1 - Tuần 3 - Nhiệm vụ 6, 7 - Rèn luyện thói quen
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ1 bài 1: Tự hào trường em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN
Tuần 3 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 6, 7 sgk
Phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế trong học tập và cuộc sống
Những thói quen tích cực để rèn luyện.
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đâu là điểm mạnh cho học sinh trong việc học tập?
A. Trêu đùa, trọc phá lớp học.
B. Quay cóp bài trong giờ thi.
C. Đưa ra những phản biện tích cực.
D. Chữ viết không thẳng hàng, ngay ngắn.
Câu 2: Đâu là yếu điểm của học sinh trong học tập?
A. Chuẩn bị quần áo sạch sẽ, gọn gàng khi tới trường.
B. Nói chuyện riêng trong giờ học.
C. Giúp đỡ các bài hiểu bài.
D. Viết chữ sạch đẹp, cẩn thận.
Câu 3: Đâu là hạn chế khiến học sinh khó giao tiếp với những người xung quanh?
A. Thiếu sư tự tin.
B. Hiểu biết nhiều kiến thức.
C. Hay đưa ra nhiều lập luận.
D. Suy nghĩ nhanh hơn mọi người.
Câu 4: Đâu là điểm mạnh của học sinh trong cuộc sống?
A. Vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
B. Tự tin trước đám đông.
C. Gọn gàng, sạch sẽ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Để phát huy điểm mạnh của bản thân, em cần làm gì?
A. Bổ sung thêm kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
B. Không cần lắng nghe ý kiến nhận xét từ thầy, cô giáo.
C. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
D. Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quah.
Câu 6: Để hạn chế điểm yếu của bản thân, em cần phải lập kế hoạch nào?
A. Kế hoạch đi chơi.
B. Kế hoạch nghỉ ngơi.
C. Kế hoạch hoàn thiện bản thân.
D. Kế hoạch mua sắm.
Câu 7: Kết quả xác định điểm mạnh của bản thân được dựa trên?
A. Kết quả học tập.
B. Kết quả tham gia hoạt động.
C. Kết quả lao động.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Đâu không phải cách để xác định điểm mạnh của bản thân?
A. Dựa vào sự tự đánh giá và nhận xét của người khác.
B. Dựa vào điểm hạn chế của người khác.
C. Dựa vào thành quả mình đã đạt được.
D. Dựa vào sự tiến bộ của mình.
Câu 9: Để phát triển điểm mạnh của bản thân, chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
A. Kiên trì thực hiện kế hoạch đã xây dựng.
B. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác để hoàn thiện bản thân.
C. Tìm ra những điểm yếu để khắc phục.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Đâu là thói quen tích cực cần được duy trì?
A. Tập thể dục mỗi sáng.
B. Ôn bài trước khi tới lớp.
C. Đọc sách trước khi đi ngủ.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Khi biết điểm yếu của một bạn trong lớp, em sẽ làm gì?
A. Chế giễu, đùa cợt điểm yếu của bạn trước các bạn khác.
B. Sẽ cho bạn chép bài hoặc nói cho bạn đáp án trong lần kiểm tra tiếp theo.
C. Tìm và nhờ, hoặc giao cho bạn những việc liên quan đến điểm yếu này.
D. Động viên, giúp đỡ bạn không tự ti, không né tránh mà từng bước khắc phục điểm yếu của bản thân.
Câu 2: Khi một bạn trong lớp em không hiểu vô tình hay cố ý làm hỏng hộp bút mà em yêu thích nhất, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Bực tức ra mặt, quát to vào mặt bạn cho hả giận.
B. Hỏi lí do vì sao bạn lại làm như vậy và nhẹ nhàng nói cho bạn này biết suy nghĩ của bản thân lúc này.
C. Ngay lập tức đòi bạn phải sửa hoặc đền lại cho mình hộp bút khác.
D. Lên mạng xã hội cà khịa bạn đó vì đã làm hỏng hộp bút yêu thích của mình.
Câu 3: Người có thói quen tích cực được đánh giá như thế nào?
A. Là người đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho xã hội.
B. Là người hay cau có và khó gần.
C. Là người đặt lợi ích của bản thân lên đầu.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là lợi ích của việc rèn luyện thói quen tập thể dục vào buổi sáng?
A. Giúp cơ thể săn chắc, dẻo dai.
B. Tốt cho não bộ, tăng cường trí nhớ.
C. Tăng cường hệ miễn dịch.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu không phải là lợi ích của việc đọc sách?
A. Tăng kiến thức vào sự hiểu biết.
B. Giảm căng thẳng, áp lực của cuộc sống.
C. Gây mất thời gian.
D. Rèn luyện tư duy logic.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Em sẽ làm gì nếu được giao một bài tập/ dự án trong học tập thuộc vào sở đoản (điểm yếu) của mình.
A. Xin cô giáo/ thầy giáo đổi cho mình một đề bài/ dự án khác đúng theo sở trường của bản thân.
B. Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng; chia sẻ và tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để hoàn thành bài tập/ dự án được giao.
C. Giả ốm để xin phép giáo viên không làm bài tập/ dự án này.
D. Tìm cách tránh né bài tập/ dự án hoặc đẩy sang cho bạn khác trong nhóm, trong lớp làm.
Câu 2: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.
C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh về điểm mạnh của mình.
D. Đánh giá bản thân dựa trên những lời khen ngợi, tán dương của người khác.
Câu 3: Tại sao lại cần rèn luyện thói quen tích cực mỗi ngày?
A. Giúp bạn tiến gần hơn với ước mơ của mình.
B. Trở thành người sống có kế hoạch và lành mạnh.
C. Cơ thể và tinh thần luôn ngập tràn năng lượng.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?
A. Hít thở sâu hoặc đi dạo.
B. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.
C. Đi xem phim hay chơi điện tử.
D. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
Câu 2: Làm như thế nào để xây dựng thói quen tích cực?
A. Xác định đâu là thói quen tích cực.
B. Lập kế hoạch để thực hiện tói quen tích cực đó.
C. Đưa ra quyết định và cam kết thực hiện chúng.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án Tuần 3 – Tiết 1: SHDC - Tham gia xây dựng văn hóa trường học