Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 4 - Tuần 14 - Nhiệm vụ 3, 4 - Uống nước nhớ nguồn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Tuần 14 - Nhiệm vụ 3, 4 - Uống nước nhớ nguồn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)

CHỦ ĐỀ 4. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Tuần 14 – Tiết 2. HĐGD – Nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 4

Nhiệm vụ 3: Lắng nghe những chia sẻ từ người thân

Nhiệm vụ 4: Lắng nghe tích cực lời góp ý của bố mẹ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Yếu tố nào giúp cho cuộc giao tiếp giữa em và người thân đạt được hiệu quả?

A. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

B. Sử dụng từ ngữ cổ với nhiều ẩn ý.

C. Thái độ của người nói mang tính thách thức.

D. Địa vị, bằng cấp và trình độ học vấn.

Câu 2: Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp em điều gì trong quá trình giao tiếp?

A. Chủ động hơn trong giao tiếp.

B. Khiến người nghe nghĩa rằng bạn đang quan tâm điều họ nói.

C. Giúp em thấu hiểu thông điệp một cách trọn vẹn.

D. Giúp em gây ấn tượng với người đối diện.

Câu 3: Lắng nghe khác nghe thấy như thế nào?

A. Lắng nghe giúp bạn hiểu được thông điệp mà người nói muốn truyền đạt.

B. Lắng nghe đòi hỏi sự chủ động, tập trung và hiểu được ý nghĩa của thông điệp.

C. Lắng nghe thông điệp sẽ gây được thiện cảm tốt đẹp.

D. Lắng nghe giúp cung cấp tri thức cho người tiếp nhận.

Câu 4: Quá trình lắng nghe ý kiến được mô phỏng như thế nào?

A. Tập trung – hiểu – hồi đáp.

B. Tập trung – hiểu – hồi đáp – phát triển.

C. Tập trung – quan sát – hiểu – phát triển – hồi đáp.

D. Tập trung – tham dự – hiểu – ghi nhớ - hồi đáp – phát triển.

Câu 5: Đâu là tư thế thể hiện em là một người biết lắng nghe?

A. Mắt nhìn thẳng để quan sát miệng của người nói.

B. Mắt nhìn xung quanh để quan sát cảnh vật.

C. Mắt nhìn thẳng, người hướng về phía trước, tập trung vào câu chuyện của người nói.

D. Mắt nhìn lên trên, dùng tay đỡ cằm, tập trung suy nghĩ về lời người nói.

Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của sự tập trung lắng nghe?

A. Chăm chú.

B. Ánh mắt lơ đãng.

C. Nhìn thẳng vào người nói.

D. Nghiêm túc.

Câu 7: Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực từ các thành viên trong gia đình?

A. Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau.

B. Giúp các thành viên trong gia đình thấu hiểu lẫn nhau.

C. Tạo không khí đầm ấm và gắn kết yêu thương.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Việc lắng nghe, chia sẻ từ người thân trong gia đình thể hiện điều gì?

A. Sự quan tâm.

B. Sự yêu thương.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 9: Đâu là lời nói không phù hợp khi nghe người lớn nhắc nhỏ?

A. Cháu không thích thế.

B. Cháu biết lỗi rồi ạ.

C. Cháu sẽ sửa sai ạ.

D. Cháu xin lỗi ạ.

Câu 10: Đâu là trường hợp người thân cần sự chia sẻ từ chúng ta?

A. Khi người thân có nỗi buồn riêng.

B. Khi người thân gặp khó khăn trong công việc.

C. Khi người thân muốn được thực hiện sở thích riêng.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu là thái độ không đúng khi lắng nghe bố mẹ nhắc nhở, chỉ bảo?

A. Khó chịu.

B. Tiếp thu.

C. Hối lỗi.

D. Vui vẻ.

Câu 2: Khi góp ý cho người khác, không nên sử dụng lời nói như thế nào?

A. Rõ ràng.

B. Nhẹ nhàng.

C. Cáu giận.

D. Đúng mực.

Câu 3: Đâu là rào cản khiến cho những cuộc giao tiếp không thành công?

A. Tôn trọng ý kiến của người khác.

B. Sự áp đặt của cha mẹ dành cho con cái.

C. Hứng thú với các cuộc giao tiếp.

D. Quan tâm, kiên nhẫn lắng nghe người nói.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phù hợp khi lắng nghe người lớn nhận xét, góp ý?

A. Chăm chú lắng nghe.

B. Quay lưng vào người nói.

C. Giọng nói nhẹ nhàng.

D. Lễ phép tiếp thu ý kiến.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu là phi ngôn ngữ thể hiện sự lắng nghe?

A. Ánh mắt.

B. Gật đầu tán thành.

C. Vỗ tay.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là hành động thiếu tôn trọng ý kiến người nói?

A. Đả kích, chê bai ý kiến của họ.

B. Chia sẻ suy nghĩ một cách chân thành.

C. Phản bác ý kiến dựa trên các luận điểm khoa học.

D. Góp ý nhẹ nhàng, chân thành.

Câu 3: Em đã lắng nghe tích cực ý kiến của người thân như thế nào?

A. Tôn trọng ý kiến.

B. Xây dựng ý kiến.

C. Giữ thái độ cầu thị.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Khi thấy bố mẹ có chuyện không được vui, em sẽ làm gì để thể hiện sự lắng nghe?

A. Nói lời an ủi, động viên.

B. Nhìn bố mẹ với ánh mắt cảm thông.

C. Chủ động đặt vấn đề, đặt câu hỏi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Em sẽ làm gì nếu bố mẹ góp ý chưa đúng?

A. Thể hiện thái độ không hợp tác.

B. Chấp nhận ý kiến đóng góp trước và chia sẻ lại ý kiến của mình khi bố mẹ đã bình tĩnh.

C. Làm theo ý kiến của bố mẹ dù chưa đúng.

D. Đáp trả lại bố mẹ với thái độ bực tức

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay