Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 4 - Tuần 16 - Nhiệm vụ 6 - Uống nước nhớ nguồn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4 - Tuần 16 - Nhiệm vụ 6 - Uống nước nhớ nguồn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Tuần 16 – Tiết 2. HĐGD – Nhiệm vụ 6, 7 chủ đề 4

Nhiệm vụ 6: Góp phần tạo dựng hạnh phúc gia đình

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “... được coi là tế bào của xã hội”?

A. Làng xóm.

B. Anh em.

C. Gia đình.

D. Họ hàng.

Câu 2: Gia đình hạnh phúc là gia đình như thế nào?

A. Hòa thuận.

B. Chan hòa với mọi người.

C. Các thành viên luôn đoàn kết với nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải là yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc?

A. Các thành viên hay xích mích với nhau.

B. Thoải mái trò chuyện, chia sẻ.

C. Vợ chồng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

D. Luôn đặt mình vào vị trí người khác.

Câu 4: Đâu là hạnh động thể hiện việc xây dựng gia đình hạnh phúc?

A. Nói xấu mọi người trong gia đình.

B. Quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

C. Không tham gia các buổi họp mặt gia đình.

D. Tạo áp lực lên những người xung quanh.

Câu 5: Xây dựng gia đình hạnh phúc có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

A. Tạo nên một xã hội tươi đẹp.

B. Tạo nên một xã hội nhiều màu sắc.

C. Tạo nên một xã hội văn minh tiến bộ.

D. Tạo nên một xã hội không ô nhiễm.

Câu 6: Biểu hiện của một gia đình hạnh phúc là?

A. Bố mẹ yêu thương con cái.

B. Con con chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ.

C. Các thành viên trong gia đình quan tâm lẫn nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đâu không phải là ý nghĩa của gia đình đối với sự phát triển của con người?

A. Gia đình là chiếc nôi để hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách.

B. Gia đình là nơi ngăn cản con người với thế giới bên ngoài.

C. Gia đình là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên đường đời.

D. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mọi thành viên.

Câu 8: Mỗi thành viên trong gia đình có cần tôn trọng và yêu thương nhau, vì?

A.Gia đình sẽ hạnh phúc, thêm gắn bó với nhau.

B. Gia đình sẽ buồn tẻ, gây nhiều tranh cãi giữa các thành viên.

C. Gia đình sẽ không hạnh phúc.

D. Gia đình là thứ tình cảm không cần thiết.

Câu 9:Cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân với nhau trong gia đình có được coi là trách nhiệm của mỗi các nhân không?

A. Không vì cùng là thành viên trong gia đình với nhau.

B. Có vì mỗi người cần xây dựng, góp phần vào tổ ấm để gia đình thêm gắn bó, yêu thương.

C. Không cần thiết vì người nào muốn quan tâm, chăm sóc người khác thì đấy là ý muốn của họ, không nhất thiết phải ép buộc ai.

D. Có vì trách nhiệm của bố mẹ là phải quan tâm, chăm sóc con cái cả đời.

Câu 10:Các hành động quan tâm, chăm sóc khóc thường được diễn ra vào thời điểm nào?

A. Buổi sáng.

B. Buổi trưa.

C. Buổi tối.

D. Bất cứ lúc nào.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1:Các hành động quan tâm, chăm sóc khóc thường diễn ra ở trong không gian nào?

A. Mọi nơi trong ngôi nhà.

B. Phòng ngủ.

C. Phòng khách.

D. Phòng bếp.

Câu 2: Đâu là cách mà các thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau?

A. Luôn suy nghĩ cho mọi người trong gia đình.

B. Luôn ăn đồ ăn trước mọi người.

C. Hay quát nạt các em.

D. Luôn cau có, khó chịu.

Câu 3: Hành vi nào không được coi là quan tâm, chăm sóc người thân?

A. Mẹ bạn K luôn luôn chăm lo cho gia đình chu đáo

B. Chị bạn C luôn giúp đỡ em gái mình trong học tập

C. Bố bạn H đánh mẹ của mình vì bà bị mắc bệnh lẫn

D. Bạn A luôn quan tâm, chăm sóc em trai mỗi khi bố mẹ bận việc.

Câu 4: Theo em, bài hát “Cả nhà thương nhau” nói về chủ đề gì?

A. Gia đình.

B. Bạn bè.

C. Hoà bình.

D. Thầy cô.

Câu 5: Điều gì làm nên một gia đình hạnh phúc?

A. Đặt lợi ích của bản thân lên trước.

B. Tạo áp lực cho các thành viên trong gia đình.

C. Luôn giúp đỡ, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

D. Quát mắng, xúc phạm người thân khi say rượu.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nếu một thành viên trong gia đình gặp khó khăn, em sẽ làm như thế nào?

A. San sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.

B. Mặc kệ vì đó không phải việc của mình.

C. Kêu gọi mọi người không nên giúp đỡ.

D. Chỉ giúp những việc nhẹ nhàng, đơn giản.

Câu 2: Theo em, những tiêu chí ứng xử nào cần có trong gia đình để gia đình luôn luôn vui vẻ, hành phúc?

A. Tôn trọng – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ.

B. Ganh đua – đố kị – bình đẳng – tôn trọng.

C. Bình đẳng – ghen ghét – chia sẻ – cảm thông.

D. Ganh đau – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ.

Câu 3: Khi thấy các thành viên trong gia đình có mẫu thuẫn, chúng ta nên làm gì?

A. Đứng về bên nào nhiều của cải hơn.

B. Khuyên can mọi người giữ bình tĩnh.

C. Kích thích mọi người cãi nhau to hơn.

D. Lặng lẽ rời khỏi hiện trường vì sợ liên lụy.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Gia đình là...của mỗi chúng ta. Những người thân yêu trong gia đình là..., nguồn động viên quý gia của mỗi người.

A. Nhà  - chỗ dựa.

B. Nhà – bình yên.

C. Tổ ấm – bình yên.

D. Tổ ấm – chỗ dựa.

Câu 2: Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình?

A. Bỏ thì thương, vương thì tội.

B. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

C. Lời nói như đinh đóng cột.

D. Trọng thầy mới được làm thầy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay