Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 3 - Tuần 9 - Nhiệm vụ 1, 2 - Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 - Tuần 9 - Nhiệm vụ 1, 2 - Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: HỢP TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUNG

Tuần 9 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 1, 2 chủ đề 3

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của sự hợp tác

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các bước hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Thế nào là hợp tác?

A. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào vì mục đích riêng.

B. Là cùng làm chung một nghề, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc.

C. Là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào đó vì cùng sống một nơi.

D. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào vì mục đích chung.

Câu 2: Biểu hiện của hợp tác là gì?

A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.

B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết nhiệm vụ của nhau.

C. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.

D. Mọi người cùng bàn bạc, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.

Câu 3: Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?

A. Hợp tác giữa các cá nhân.

B. Hợp tác giữa các nhóm.

C. Hợp tác giữa các tổ chức.

D. Hợp tác giữa các quốc gia.

Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác trong học tập?

A. Làm bài kiểm tra cá nhân.

B. Học nhóm.

C. Nghiên cứu khoa học theo nhóm.

D. Tổ chức sinh hoạt lớp.

Câu 5: Đâu là kĩ năng quan trong quá trình hợp tác?

A. Kỹ năng giao tiếp.

B. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc.

C. Tôn trọng sự khác biệt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Hoạt động lao động theo tổ/ nhóm có phải là biểu hiện của hợp tác hay không?

A. Có.

B. Không.

Câu 7: Một quá trình được coi là sự hợp tác khi nó đáp ứng đủ bao nhiêu nguyên tắc?

A. 1 nguyên tắc.

B. 2 nguyên tắc.

C. 3 nguyên tắc.

D. 4 nguyên tắc.

Câu 8: Đâu là nguyên tắc cơ bản để hình thành hoạt động hợp tác?

A. Được xây dựng trên sự bình đẳng giữa các bên tham gia (bao gồm cá nhân, tổ chức).

B. Các cá nhân hợp tác đều đạt được lợi ích riêng. Không gây ảnh hưởng hay phụ thuộc vào lợi ích của người khác.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 9: Sự hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức có tác dụng như thế nào?

A. Thắt chặt mối quan hệ với nhau.

B. Tiến nhanh tới mục tiêu phía trước.

C. Học hỏi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Những người tham gia và các tổ chức hợp tác có lợi ích như thế nào?

A. Có cơ hội học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.

B. Có cơ hội hoàn thiện bản thân.

C. Có cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các bước thực hiện nhiệm vụ hợp tác chung theo đúng trình tự

(1): Hợp tác thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

(2): Cùng xác định nhiệm vụ cần sự hợp tác.

(3): Đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện nhiệm vụ chung.

(4): Cùng lập kế hoạch hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung.

A. 2 – 4 – 1 – 3.

B. 1 – 4 – 3 – 2.

C. 3 – 4 – 1 – 2.

D. 4 – 1 – 2 – 3.

Câu 2: Cơ sở quan trọng của hợp tác là gì?

A. Giao lưu, ổn định.

B. Hòa bình, ổn định.

C. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

D. Bình đẳng, hữu nghị.

Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của hợp tác cùng phát triển?

A. Bình đẳng, cùng nhau phát triển, không ảnh hưởng đến người khác.

B. Cùng làm việc để tạo ra lợi ích vật chất cho một bên.

C. Giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành mọi công việc vì mục đích chung đã đề ra.

D. Làm việc dựa trên nguyên tắc vì lợi ích chung của hai bên.

Câu 4: APEC là tên gọi của?

A. Liên đoàn bóng đá châu Á.

B. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.

C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

D. Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Câu 5: Việt Nam gia nhập Tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

A. 1977.

B. 1986.

C. 1991.

D. 2000.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là công trình ở nước ta được xây dựng dựa trên sự hợp tác quốc tế?

A. Cầu Nhật Tân.

B. Nhà Thờ Lớn.

C. Chùa Một Cột.

D. Cầu Long Biên.

Câu 2: Đâu không phải là mục đích của hợp tác quốc tế?

A. Ngăn chặn HIV.

B. Chạy đua vũ trang.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Hạn chế dịch bệnh lây lan.

Câu 3: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm mục đích nào?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thúc đẩy hòa bình khu vực.

C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Để hợp tác đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần?

A. Tránh mặt trước các cuộc họp mang tính chất mâu thuẫn.

B. Đẩy hết phần thiệt về đối tác của mình.

C. Biết lăng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương.

D. Áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác.

Câu 2: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?

A. Chọn những việc phù hợp với sở thích, sức khoẻ của bản thân.

B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.

C. Chỉ quan tầm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.

D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay