Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 5 - Tuần 19 - Nhiệm vụ 1, 2 - Chi tiêu có kế hoạch
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5 - Tuần 19 - Nhiệm vụ 1, 2 - Chi tiêu có kế hoạch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 5: CHI TIÊU CÓ KẾ HOẠCH
Tuần 19 – Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 1, 2 chủ đề 5
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách kiểm soát các khoản chi.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Các khoản chi nào dưới đây có thể được ưu tiên?
A. Mua đồ ăn.
B. Mua đồ dùng học tập.
C. Chi cho sở thích của bản thân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Có thể phân loại các khoản chi theo mấy nhóm chi tiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Các nhóm chi tiêu đó là gì?
A. Nhóm thiết yếu, nhóm linh hoạt và nhóm tích lũy.
B.Nhóm thiết yếu, nhóm lãng phí và nhóm tích lũy.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Thông thường có mấy quy tắc được dùng để phân loại các khoản chi tiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Các quy tắc thường được dùng để phân loại các khoản chi tiêu là gì?
A. Chia tỉ lệ 50/30/20.
B. Chia tỉ lệ 60/30/10.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 6: Việc sử dụng quy tắc chi tiêu có thể linh hoạt được không?
A. Có, nhưng vẫn phải đảm rằng các khoản chi không vượt quá số tiền hiện có của bản thân.
B. Không.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Đâu là cách giúp kiểm soát các khoản chi tiêu cá nhân?
A. Phân loại các khoản chi tiêu theo nhóm, phân bổ số tiền cần chi cho mỗi nhóm.
B. Xác định thứ tự ưu tiên cho các khoản cần chi trong từng tháng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 8: Đâu là cách giúp để tiết kiệm tiền?
A. Đặt mục tiêu tiết kiệm.
B.Mua sắm vừa đủ.
C. Tập thói quen để dành một khoản tiền mỗi ngày, mỗi tuần.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Lợi ích của thói quen tiết kiệm tiền đối với bản thân và gia đình là gì?
A. Có khoản tiết kiệm phòng khi ốm đau, lúc cần thiết.
B.Làm giàu cho gia đình và bản thân.
C.Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và gia đình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Đâu là những lợi ích của việc tiết kiệm tiền?
A. Có sẵn một khoản tiên để giải quyết các khó khăn bất ngờ như bệnh tật, sửa chữa đồ đạc cá nhân,...; và cho các dự định trong tương lai.
B. Có thể giúp đỡ những trường hợp khó khăn hơn bản thân; luôn cảm thấy tự tin và thoải mái.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?
A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp.
B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện.
C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí.
D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
Câu 2: Đâu là cách phân loại đúng cho các khoản chi trong tháng nếu theo nguyên tắc 50/30/20?
A. 50% số tiền dành cho ăn uốngvà đi lại, 30% dành cho mua sắm dụng cụ học tập và mua quà tặng, 20% tiết kiệm.
B. 30% số tiền dành cho ăn uống và đi lại, 20% dành cho mua sắm dụng cụ học tập và mua quà tặng, 50% tiết kiệm.
C. 20% số tiền dành cho ăn uống và đi lại, 50% dành cho mua sắm dụng cụ học tập và mua quà tặng, 30% tiết kiệm.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.
B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mình đang có.
C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.
D. Quản lý chi tiêu là biết cách sử dụng tiền một cách hợp lí.
Câu 4: Tại sao việc đặt mục tiêu tiết kiệm lại giúp chúng ta tiết kiệm tiền?
A. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về tiền.
B. Chúng ta có thể xác định được số tiền bản thân được phép sử dụng trong một thời gian cụ thể, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
B. Quản lí, tiết kiệm tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”.
D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu là việc cần phải chi tiêu?
A. Sinh nhật bố mẹ.
B. Thăm người thân ở xa.
C. Đi sinh nhật bạn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2:Khi muốn mua một đồ vật, em cần làm gì?
A. Không cần tìm hiểu giá tiền.
B. Dự kiến số tiền cần chi.
C. Không tính toán số tiền phải trả.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3:Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?
A. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa.
B. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới.
C. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em.
D.Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.
B. Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?
A. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.
B. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.