Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 2 - Tuần 7 - Nhiệm vụ 4, 5 - Chăm ngoan, học giỏi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2 - Tuần 7 - Nhiệm vụ 4, 5 - Chăm ngoan, học giỏi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1 word)
CHỦ ĐỀ 2. CHĂM NGOAN, HỌC GIỎITuần 7 – Tiết 2. HĐGD – Nhiệm vụ 4, 5 chủ đề 2
Nhiệm vụ 4: Rèn luyện cách tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm
Nhiệm vụ 5: Lan tỏa giá trị của tính kiên trì và sự chăm chỉ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Khi gặp các tình huống bất ngờ, cần phải giữ tâm lí như thế nào?
A. Bình tĩnh.
B. Lo lắng.
C. Sợ hãi.
D. Hoảng hốt.
Câu 2: Đâu là tình huống nguy hiểm mà chúng ta nên tránh?
A. Đi học cùng nhóm bạn.
B. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy.
C. Lựa chọn lối đường vắng để đi.
D. Về nhà sau khi tan học.
Câu 3: Để phòng tránh đuối nước, không nên chơi một mình ở khu vực nào?
A. Ở phòng học.
B. Ở sân trường.
C. Ở vườn hoa.
D. Ở bãi biển.
Câu 4: Đuối nước có thể dẫn đến?
A. Tử vong.
B. Ngột thở.
C. Chấn thương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Làm thế nào để phòng chống đuối nước?
A. Học bơi.
B. Học vẽ.
C. Học hát.
D. Học múa.
Câu 6: Khi bị các bạn trong lớp bắt nạt, các em nên làm gì?
A. Tự nhốt mình trong nhà.
B. Trao đổi với thầy cô giáo để tìm cách giải quyết.
C. Sử dụng những lời lẽ thô tục để đáp trả.
D. Kêu gọi anh chị đến xử lí.
Câu 7: Đâu là cách tự bảo vệ mình trong những tình huống nguy hiểm?
A. Liên hệ với người thân, bạn bè để được giúp đỡ.
B. Đi đến những nơi đông người.
C. Quan sát mọi thứ xung quanh để nhận biết nguy hiểm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Khi người lạ có ý đồ xấu đi theo mình, cần phải xử lí như thế nào?
A. Giữ bình tĩnh.
B. Kêu thật to để gây chú ý từ những người xung quanh.
C. Chạy thật nhanh về phía đông người.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện của sự kiên trì, chăm chỉ trong học tập?
A. Soạn bài trước khi tới lớp.
B. Tìm hiểu các tri thức ngoài sách giáo khoa.
C. Chép đáp án trong sách giáo viên.
D. Làm thêm các bài tập khác trong sách.
Câu 10: Người có tính kiên trì, chăm chỉ không có những biểu hiện nào?
A. Cần cù.
B. Nhờ mọi người giúp đỡ.
C. Chủ động trong công việc.
D. Không ngại khó khăn.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông?
A. Tuân thủ đúng luật lệ giao thông.
B. Không đội mũ bảo hiểm.
C. Đánh võng, lượn lách trên đường.
D. Vượt đèn đỏ.
Câu 2: Khi gặp người bị tai nạn trên đường, cần phải gọi đến?
A. 111 và 113.
B. 112 và 114.
C. 113 và 115.
D. 114 và 116..
Câu 3: Bạn Ngọc đang luyện viết chữ đẹp thì không may bạn Lan va phải chiếc bút làm Ngọc bị nguếch tay. Bạn Lan liền xin lỗi Ngọc những Ngọc vẫn cảm thấy khó chịu. Sau khi tan học, Ngọc hẹn Lan ở lại để giải quyết xích mích. Nếu là bạn của Ngọc và Lan, em sẽ giải quyết như thế nào?
A. Mách bố mẹ Lan để Lan bị mắng.
B. Giải hòa xích mích cho hai bạn.
C. Kêu Ngọc đánh Lan để hả giận.
D. Bảo Lan mau chóng trốn về nhà.
Câu 4:Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Làm việc nhà khi nào bố mẹ nhờ.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Những việc khó không cần phải cố gắng làm.
D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận
Câu 5: Trên đường đi học về, Hưng bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp Hưng đang đi cho họ. Trong trường hợp này, Hưng nên xử lí thế nào đề tự bảo vệ?
A. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm.
B. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình,
C.Tìm cách chống cự lại những người đó.
D. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (112, 113) hoặc báo cho công an.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Khi chứng kiến hành động bạo lực hoặc xâm hại cơ thể, em cần làm gì?
A. Gọi ngay đến số 115.
B. Báo ngay sự việc với người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ,...).
C. Không nên xen vào chuyện người khác..
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.
Câu 2: Đâu là người thầy tiêu biểu cho tấm gương vượt khó thành công?
A. Nguyễn Ngọc Kí.
B. Nguyễn Ngọc Ánh.
C. Trần Đăng Khoa.
D. Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 3: Tác động của việc kiên trì đến hiệu quả học tập và cuộc sống là?
A. Nâng cao tính kỉ luật.
B. Tạo tiền đề phát triển bản thân.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên?
A. Đi một mình nơi vắng người.
B. Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ.
C. Mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng
D. Có thói quen đi tập thể dục một mình khi trời tối.
Câu 2: Nếu em vô tình phát hiện một bạn nữ trong lớp bị một anh lớp trên quấy rối (điện thoại, nhắn tin gạ gẫm, đe doạ, đợi bạn nữ trên đường đi học về để chọc ghẹo…), em sẽ làm gì?
A. Kể cho các bạn cùng lớp nghe.
B. Né tránh, coi như chưa từng biết việc này để giữ an toàn cho bản thân.
C. Tìm cách xa lánh bạn nữ để tránh việc bị quấy rối cùng.
D. Động viên bạn nữ không nên sợ hãi dẫn đến giấu diếm việc bị quấy rối, nhanh chóng báo với ba mẹ, thầy cô về mức độ bị quấy rối để được giúp đỡ.