Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 6 - Tuần 25 - Nhiệm vụ 6, 7 - Sống hòa hợp trong cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6 - Tuần 25 - Nhiệm vụ 6, 7 - Sống hòa hợp trong cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: SỐNG HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG

Tuần 25Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 6, 7 chủ đề 6

Nhiệm vụ 6: Giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương.

Nhiệm vụ 7: Thực hiện nếp sống văn minh và tham gia các hoạt động thiện nguyện tại nơi cư trú

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Truyền thống của quê hương, địa phương là gì?

A. Là những giá trị được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Là những phong tục cổ hủ, lạc hậu.

C. Là những đặc điểm khác lạ, bí ẩn của vùng miền.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Tự hào về truyền thống của quê hương là gì?

A. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra.

B. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C. Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 3: Đâu là truyền thống quê hương đáng tự hào của dân tộc Việt Nam?

A. Dũng cảm, bất khuất.

B. Yêu thương con người, tương thân tương ái.

C.Cần cù lao động.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện truyền thống quê hương tiêu biểu và tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Áo dài.

B.Tết Nguyên Đán.

C. Bánh chưng, bánh dày.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Chọn từ điền vào chỗ chấm:

Truyền thống quê hương được xem là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua ………………….

A. lối sống.

B. định kiến.

C. thời gian.

D. quan niệm.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây tôn vinh tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca.

D. Đức tính trung thực.

Câu 7: Những việc làm nào sau đây là phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Tôn trọng sự đa dạng văn hoá vùng miền.

B. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

C. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Đâu là hành vi thể hiện nếp sống văn minh tại địa phương?

A.Không nói tục, chửi bậy, khạc nhổ bừa bãi.

B. Lịch sự, lễ phép khi giao tiếp với mọi người.

C. Tuyên truyền mọi người nếp sống văn minh, đoàn kết.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Chúng ta có thể làm gì khi tham gia giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương?

A. Vận động quyên góp ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Đến thăm và tặng quà gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C.Chăm sóc người già neo đơn.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Đâu là lợi ích của việc thực hiện nếp sống văn minh và tham gia hoạt động thiện nguyện nơi cư trú?

A. Bản thân cảm thấy vui, hạnh phúc khi giúp địa phương và quê hương trở nên ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

B. Có thể giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn có cuộc sống tốt hơn.

C.A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Những việc làm nào sau đây là không phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.

B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Câu 2:Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương?

A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.

B. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.

C. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển.

D. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương.

Câu 3: Vì sao cần giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước?

A. Góp phần hoàn thiện con người cá nhân.

B. Làm phong phú văn hóa, bản sắc dân tộc.

C. Thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Đâu không phải là hành động thực hiện nếp sống văn minh tại nơi cư trú?

A. Khạc nhổ lung tung.

B. Vứt rác bữa bãi .

C. Nói tục, chửi bậy.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 5:Việc làm nào dưới đây không thuộc việc tham gia hoạt động thiện nguyện tại nơi cư trú?

A. Tặng quần áo cho bạn cùng lớp trong ngày sinh nhật.

B. Xây nhà tình thương cho người già neo đơn.

C. Quyên góp sách vở, quần áo cho trẻ em nghèo đi học.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Hưng Yên.

B. Ninh Bình.

C. Hà Nội.

D. Thái Bình.

Câu 2: Nhà bà A và bà B cãi nhau vì bà A vứt rác sang nhà bà B. Trước tình huống đó, em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Câu 3:Là một học sinh, em cần làm gì để thực hiện nếp sống văn minh và tham gia hoạt động thiện nguyện nơi cư trú?

A. Hiến máu tình nguyện.

B. Giữ gìn cảnh quan sạch đẹp.

C. Không nói tục, chửi bậy.

D.Cả A, B và C đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nhà bà Lan và bà Dung cãi nhau vì bà Lan nói tục, chửi bậy và nói xấu mọi người nhà bà Dung. Trong tình huống này, nếu em là hàng xóm của cả hai bà em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Cùng mọi người trong xóm sang giải hòa hai bà để không có mâu thuẫn nữa.

B. Đứng xem hai bà cãi nhau.

C. Vào cãi nhau cùng bà Dung.

D. Đáp án khác.

Câu 2:Trong buổi tham quan triển lãm chủ đề “Truyền thống tự hào và tốt đẹp của dân tộc”, có một người chê bai trang phục áo dài của Việt Nam là quê mùa, nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

A. Giả vờ không biết.

B. Cãi nhau tay đôi với người nước ngoài đó.

C. Nói chuyện tử tế với người nước ngoài đó, chỉ ra họ đã sai khi nói như vậy về trang phục truyền thống Việt Nam và giải thích cho người đó hiểu rõ hơn về trang phục áo dài của dân tộc ta.

D.Đáp án khác.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay