Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) Chủ đề 8 - Tuần 31 - Nhiệm vụ 5, 6 - Hợp tác và phát triển

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8 - Tuần 31 - Nhiệm vụ 5, 6 - Hợp tác và phát triển. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN

Tuần 31 Tiết 2. HĐGD - Nhiệm vụ 5, 6 chủ đề 8

Nhiệm vụ: Tìm các nghề đặc trưng và tuyên truyền về nghề ở địa phương.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu là nghề đặc trưng ở vùng miền núi phía Bắc?

A. Làm muối.

B. Trồng chè xanh.

C. Làm gốm.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu là công việc đặc trưng của nghề trồng trọt?

A. Gieo hạt.

B. Tưới nước.

C. Bón phân.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đâu là ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề trồng cà phê?

A. Tạo việc làm cho người dân địa phương.

B. Góp phần phát triển kinh tế.

C.A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 4: Đâu là ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề làm muối?

A. Tạo việc làm cho người dân, gia tăng kinh tế.

B.Bảo vệ môi trường

C. Gìn giữ giá trị văn hóa

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đâu là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề làm gốm?

A. Lò nung nhiệt độ không chính xác có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng, dễ vỡ.

B. Vận chuyển hàng gốm sứ to, nặng gây nguy hiểm cho người vận chuyển.

C. Mùi lò hấp gây độc cho người làm nghề.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Đâu không phải là cách giữ an toàn trong nghề làm gốm?

A. Hướng phần sắc nhọn vào mình và người khác.

B. Không lại gần lò nung.

C.Cẩn trọng, nhẹ nhàng khi di chuyển hàng gốm sứ.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Đâu là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương cho việc tuyên truyền?

A. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.

B. Thử làm một số việc của nghề đó.

C. Quan sát thực tế.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Để thu thập thông tin tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương hiệu quả cho việc tuyên truyền, chúng ta cần làm gì?

A. Chỉ cần hỏi người dân.

B. Lập bảng dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương.

C. Tìm kiếm công việc.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được gì?

A.Thông tin công việc.

B. Cách thức tiến hành.

C. Kinh nghiệm khi thực hiện công việc.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Em có thể tuyên truyền nghề ở địa phương qua những phương tiện nào?

A. Qua internet.

B. Qua sách báo, tranh vẽ, báo đài,…

C.Qua việc tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề trồng chè?

A. Không bảo vệ môi trường.

B. Tạo việc làm cho người dân.

C. Gìn giữ giá trị văn hóa.

D. Gia tăng kinh tế.

Câu 2:Hãy chọn đáp án đúng?

A. Tìm hiểu thông tin về nghề địa phương giúp ta có thêm lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp.

B. Mỗi địa phương đều có những nghề đặc trưng.

C. Chúng ta nên phát triển các nghề địa phương.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đâu không phải là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?

A. Quan sát thực tế.

B. Thử làm một số việc của nghề đó.

C. Bắt ép người dân lao động ở địa phương đó trả lời những câu hỏi về đặc trưng của một số nghề.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Hãy chọn đáp án sai?

A. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được thông tin công việc.

B.Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được cách thức tiến hành công việc.

C. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được kinh nghiệm khi thực hiện công việc.

D. Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ không thu được gì cả.

Câu 5:Khi sưu tầm về các nghề ở địa phương để chuẩn bị cho buổi tuyên truyền, đâu không phải là nội dung cần thiết và bắt buộc phải tìm hiểu?

A. Lịch sử hình thành của nghề đó.

B. Tên nghề.

C.Ý nghĩa kinh tế, xã hội của nghề.

D. Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề đó và những lưu ý giữ an toàn lao động khi làm nghề.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Theo em, nghề nào trong các nghề dưới đây an toàn tuyệt đối?

A. Làm muối.

B. Nghề trồng trọt.

C. Nghề xây dựng

D. Không có nghề nào là an toàn tuyệt đối, bởi mọi nghề luôn tiềm ẩn rủi ro, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Câu 2:Trong buổi tuyên truyền về nghề địa phương, em là người phụ trách nội dung về an toàn khi làm nghề ở địa phương. Đâu là những nội dung mà em sẽ tuyên truyền tới mọi người để biết giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương?

A. Đọc kỹ bản hướng dẫn an toàn lao động.

B. Kiểm tra thường xuyên về sức khỏe bản thân và cả sự an toàn của các thiết bị lao động.

C. Sử dụng đồ bảo hộ lao động.

D.Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3:Theo em, đâu là lợi ích của việc tuyên truyền về nghề ở địa phương?

A. Giúp bản thân và mọi người biết thêm về những đặc điểm của hoạt động làng nghề hay những nét đặc trưng riêng của các nghề ở một số địa phương.

B. Nâng cao vốn hiểu biết về những rủi ro, nguy hiểm người lao động có thể gặp cũng như cách giữ an toàn cho bản thân khi làm nghề ở địa phương.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Nếu em làm lãnh đạo địa phương, em có thể làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?

A. Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương.

B. Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,....

C. Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 2:Theo em, em sẽ làm gì trước khi tổ chức buổi tuyên truyền về nghề ở địa phương mình?

A. Không làm được gì cả vì mình còn nhỏ.

B. Lập kế hoạch chi tiết; tìm hiểu, thu thập thông tin về đặc trưng của một số nghề ở địa phương thông qua nhiều cách.

C. A và B đúng.

D.A và B sai.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 1) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay