Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Giáo án Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ

DÂN CƯ, LÃNH THỔ VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

(6 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.

  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế.

Năng lực đặc thù:

  • Điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; phê phán những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. 

3. Phẩm chất:

  • trách nhiệm trong việc đánh giá hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Kết nối tri thức.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.111 về công ước quốc tế liên quan đến lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem đoạn video clip dưới đây:

https://www.facebook.com/watch/?v=2352203471708310

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.111 và thực hiện nhiệm vụ: Các quốc gia trên thế giới hiện nay khi có tranh chấp với quốc gia khác về lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của mình thường dựa vào quy định của pháp luật quốc tế để thương lượng với nhau. Em hãy nêu tên và chia sẻ những hiểu biết của mình về công ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến các lĩnh vực này. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video clip và vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Công ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến việc tranh chấp về lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia giữa các nước là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Công ước này quy định rõ ràng và cụ thể chủ quyền của quốc gia trên biển và cơ chế giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Công ước quy định trước khi các quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước phải thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác. Sau đó nếu không đạt được một giải pháp bằng phương pháp hòa bình mới áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan tài phán theo quy định của Công ước (điều 281 và 283).

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong đời sống quốc tế hiện đại, vai trò của pháp luật quốc tế ngày càng quan trọng và phạm vi ảnh hưởng của nó ngày càng mở rộng hơn. Số các quốc gia tham gia kí kết, gia nhập, phê chuẩn và nội luật hoá các điều ước quốc tế về dân cư, về biên giới lãnh thổ, về luật biển,… không ngừng tăng lên theo thời gian giúp cho cơ sở pháp lí về quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến những lĩnh vực này ngày càng vững chắc hơn. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay -Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu công pháp quốc tế về dân cư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư. 

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.111 – 116 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chế độ pháp lí của các bộ phận dân cư trong quốc gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm. 

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.113 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Ông A là công dân Việt Nam, sinh sống và cư trú hợp pháp tại nước M (thuộc châu Âu). Một buổi tối, một nhóm người quá khích ở địa phương kéo đến đập phá cửa hàng của gia đình ông và chửi bới, lăng mạ ông với lí do ông là người gốc Á mà kinh doanh ngành nghề giống với họ.

1. Em hãy nêu các quy định của công pháp quốc tế về dân cư và lấy ví dụ minh hoạ. 

2. Theo em, khi sinh sống và cư trú hợp pháp ở nước M, ông A có thể có những quyền và nghĩa vụ gì?

3. Hành vi của những người quá khích được nêu trong trường hợp trên có vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

1. (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ 1).

2. Khi sinh sống và cư trú hợp pháp ở nước M, ông A có thể có những quyền con người được nước M công nhận, có thể có những quyền và nghĩa vụ theo chế độ đãi ngộ quốc gia của nước M; nếu là doanh nhân, ông có thể được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc theo hiệp định thương mại giữa Việt Nam và nước M. Bên cạnh đó, ông A có những nghĩa vụ như: phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nước sở tại, phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nước này. 

3.  Hành vi của những người quá khích được nêu trong trường hợp này là vi phạm pháp luật quốc tế, bởi vì, đó là hành vi xâm phạm quyền con người và phân biệt đối xử về nguồn gốc dân tộc đã bị pháp luật quốc tế cấm.

- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt nội dung kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu công pháp quốc tế về dân cư

a. Chế độ pháp lí của các bộ phận dân cư trong quốc gia

- Dân cư quốc gia là tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của quốc gia, chịu sự quản lí bằng pháp luật của Nhà nước ở quốc gia đó.

- Dân cư của quốc gia bao gồm ba bộ phận: Công dân của quốc gia, công dân nước ngoài và người không quốc tịch. Mỗi bộ phận đó có chế độ pháp lí riêng phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Chế độ pháp lí của công dân một quốc gia thường được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của quốc gia dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của quốc gia và phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế đã được quốc gia đó kí kết hoặc công nhận.

- Chế độ pháp lí của công dân khác với các bộ phận khác của dân cư trong quốc gia ở chỗ: Có nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lí mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.

- Các chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài gồm:

+ Chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá; 
+ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải; 

+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

- Chế độ pháp lí của người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở một quốc gia về cơ bản tương tự như của người nước ngoài cư trú và sinh sống tại quốc gia đó.

Quy  định của công pháp quốc tế về dân cư

Quy định

Nội dung

Ví dụ

Chế độ pháp lí của công dân

- Thường được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước. 

- Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư. 

- Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không quốc tịch không có.

Công dân Việt Nam có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nhưng công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta không có các quyền và nghĩa vụ này.

Chế độ pháp lí của người nước ngoài cư trú và sinh sống tại nước sở tại (nước mà người nước ngoài đang cư trú và sinh sống)

Chế độ đãi ngộ quốc gia:

+ Thường được áp dụng cho những người nước ngoài cư trú và sinh sống trên lãnh thổ của mình khi họ có thời hạn lưu trú tương đối ổn định và lâu dài. 

+ Theo chế độ này, nước sở tại cho phép người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá cơ bản như công dân của nước sở tại, trừ một số quyền liên quan đến lợi ích và an ninh quốc gia của nước sở tại.

Công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta đều được hưởng tất cả các quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

 

Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc:

+ Là chế độ được áp dụng cho những doanh nhân nước ngoài cư trú và sinh sống trên lãnh thổ của mình khi họ sản xuất và kinh doanh trong linh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. 

+ Theo chế độ này, các công dân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền lợi và ưu đãi về các loại thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu, về phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu,... mà các công dân và pháp nhân của bất kì một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai. 

+ Chế độ này chỉ được ghi nhận và thể hiện trong các hiệp định thương mại, hiệp định thương mại và hàng hải giữa các quốc gia hữu quan.

+ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2020 quy định: “Điều 1. Quy chế tối huệ quốc (Quan hệ thương mại bình thường) và không phân biệt đối xử: 1/ Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào khác trong tất cả các vấn đề liên quan tới: mọi loại thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất khẩu, bao gồm cả các phương pháp tính các loại thuế quan và phí đó;..”.

+ Điều này có nghĩa là hàng hoá của Việt Nam vào Hoa Kỳ được dành cho sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Hoa Kỳ dành cho hàng hoá các nước khác. Ngược lại, hàng hoá Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng được hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá các nước khác. 

+ Như vậy, công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở Hoa Kỳ cũng như công dân Hoa Kỳ cư trú và sinh sống ở Việt Nam, nếu sản xuất và kinh doanh hàng hoá xuất, nhập khẩu giữa hai nước này thì đều được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc.

Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài:

+ Là chế độ đãi ngộ mà nước sở tại dành cho những nhân viên ngoại giao và lãnh sự của nước khác được cử đến công tác ở nước mình, theo đó, những người này được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà chính công dân của nước sở tại cũng không được hưởng, đồng thời, họ cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lí mà công dân nước sở tại phải chịu trong những trường hợp tương tự. 

+ Chế độ này được quy định tại các Công ước quốc tế về quan hệ ngoại giao và lãnh sự.

+ Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 quy định: Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào (Điều 29); viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của nước tiếp nhận, họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp nhất định,... (Điều 31).

+ Bên cạnh việc có thể được hưởng các chế độ đãi ngộ trên, người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước sở tại còn có những nghĩa vụ nhất định như: phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nước sở tại, phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nước này.

Chế độ pháp lí của người không quốc tịch

- Được quy định tại Công ước về vị thế của người không quốc tịch năm 1954, theo đó: “người không quốc tịch” có nghĩa là người không được coi là công dân của bất kì quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia đó” (Điều 1).  

- Dù cư trú và sinh sống ở quốc gia nào thì: “Mỗi người không quốc tịch đều có những nghĩa vụ đối với đất nước nơi người đó cư trú, những nghĩa vụ này đòi hỏi người đó phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước đó cũng như những biện pháp được áp dụng để duy trì trật tự công cộng” (Điều 2). 

- Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước là: “phải dành cho những người không quốc tịch sự đối xử giống như sự đối xử dành cho những người nước ngoài khác nói chung” (Điều 7); “Các quốc gia thành viên sẽ dành cho người không quốc tịch sự đối xử tương tự như dành cho công dân của mình liên quan đến vấn đề giáo dục tiểu học... (Điều 22). 

- Nhìn chung, quyền của người không quốc tịch hạn chế hơn quyền của công dân cũng như người nước ngoài.

Họ không được hưởng các quyền của công dân và cũng không được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay chế độ đãi ngộ đặc biệt như người nước ngoài.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vấn đề cư trú chính trị và bảo hộ công dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ). 

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.115 - 116 để lần lượt trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1.Ông T (công dân nước M) là người tham gia đấu tranh rất tích cực để bảo vệ quyền lợi của những người lao động và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của nước ngoài nên đã bị chính quyền nước M trục xuất ra khỏi đất nước. Ông đến nước V xin cư trú chính trị và được nước này chấp thuận.

Trường hợp 2. Trong quá trình kiểm tra việc cư trú của người nước ngoài ở thành phố H của nước ta, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện và quyết định trục xuất khỏi Việt Nam một số người nước ngoài là đối tượng thuộc diện truy nã quốc tế đang lẩn trốn ở địa phương.

1. Trong trường hợp 1, việc nước V chấp nhận cho ông T cư trú chính trị là phù hợp hay trái với quy định của pháp luật quốc tế? Vì sao?

2. Việc các cơ quan chức năng của Việt Nam quyết định trục xuất một số đối tượng là người nước ngoài được nêu trong trường hợp 2 có trái với quy định của pháp luật quốc tế không? Vì sao?

Thông tin: Vào cuối năm 2023, trước tình hình tại Myanmar có nhiều diễn biến phức tạp, đe doạ an toàn tính mạng của công dân Việt Nam tại khu vực này, Bộ Công an đã phối hợp với Cục Lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xác minh, cấp hộ chiếu, phục vụ công tác bảo hộ công dân và tổ chức các chuyến bay đưa hàng trăm công dân Việt Nam từ Myanmar về nước.

Theo em, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp để đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước có phải là bảo hộ công dân không? Vì sao? Hãy lấy ví dụ cụ thể về một trường hợp bảo hộ công dân khác của Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

1. Trong trường hợp 1, việc nước V chấp nhận cho ông T cư trú chính trị là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, bởi vì, Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 quy định: Quyền cư trú chính trị cần được trao cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất họ hoặc cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã.

2. Việc các cơ quan chức năng của Việt Nam quyết định trục xuất một số đối tượng là người nước ngoài được nêu trong trường hợp 2 không trái với quy định của pháp luật quốc tế, bởi vì, theo quy định của Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 thì: 

+ Các nước không được trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội ác quốc tế, trước hết là tội ác chống hoà bình và tội ác chiến tranh. 

+ Những người bị truy nã quốc tế là những người phạm tội, nguy hiểm cho xã hội nên không thể cho cư trú chính trị mà phải bị trục xuất khỏi Việt Nam.

3. 

+ Việc các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp để đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước là bảo hộ công dân, bởi vì, đây là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở Myanmar cũng như đại diện cho Nhà nước thực hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân Việt Nam đang ở Myanmar.

+ Ví dụ về một trường hợp bảo hộ công dân khác của Việt Nam: Vào tháng 9 năm 2023, khi xảy ra cháy nổ nhà máy ở Đài Loan – nơi có nhiều lao động là công dân Việt Nam, làm một số người thương vong, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã công bố số điện thoại đường dây nóng của Tổng đài bảo hộ công dân và Văn phòng Kinh tế – Văn hoá Việt Nam ở Đài Bắc để lao động Việt Nam ở đây có thể liên hệ nếu cần giúp đỡ.

- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt nội dung kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Cư trú chính trị và bảo hộ công dân

- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học, tôn giáo,...được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ của nước mình.

- Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài cũng như đại diện cho Nhà nước thực hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài.

Hoạt động 2. Tìm hiểu công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các quy định của pháp luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia; phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. 

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, trường hợp trong SGK tr.115 – 119 để trả lời các câu hỏi.

GV rút ra kết luận về quy định của công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy định của công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lãnh thổ quốc gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.117 để trả lời câu hỏi: Theo em, ở thông tin trên, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như thế nào? Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây có phải là vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?

Thông tin. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lãnh thổ của nước ta đã từng bị các tập đoàn phong kiến phương Bắc và các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ trong một thời gian dài. Vì thế, nhân dân ta đã phải trải qua nhiều năm chiến đấu vô cùng gian khổ, anh dũng và chiến thắng vẻ vang để giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

* Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình. 

+ Chủ quyền quốc gia của Việt Nam bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là: 

  • quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, 

  • quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, 

  • quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại. 

+ Quyền tối cao của Việt Nam đối với lãnh thổ, được thể hiện ở hai phương diện cơ bản là phương diện quyền lực và phương diện vật chất:

  • Về phương diện quyền lực: Quyền lực của Việt Nam được thực hiện bởi bộ máy nhà nước, là tối cao đối với mọi tổ chức, cá nhân sống trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và có tác động bao trùm tới tất cả các vùng lãnh thổ của Việt Nam, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất kì quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam. Với quyền lực này, Việt Nam có thể tiến hành mọi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của mình với điều kiện các hành vi đó không vi phạm các quy định pháp luật quốc tế mà nước ta đã kí kết hoặc công nhận. Cùng với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác.

  • Về phương diện vật chất: Chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh thổ thể hiện qua việc Việt Nam có toàn quyền sở hữu đối với các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên của quốc gia mình như: đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất;...

* Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây là vi phạm pháp luật quốc tế, bởi vì, đó là hành vi vi phạm quyền độc lập tự quyết và quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt nội dung kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia

- Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó quốc gia duy trì quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư của nó.

- Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện: quyền lực và vật chất.

- Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về biên giới quốc gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr.118 để trả lời câu hỏi:Em hãy cho biết việc Việt Nam ban hành Luật Biên giới quốc gia và tham gia kí kết các văn bản pháp luật được nêu trong thông tin trên với các nước láng giềng là nhằm mục đích gì.

………………

2. Tìm hiểu công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia

- Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

……………..

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay