Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6_thực hành tiếng việt_sử dụng từ Hán Việt (tiếp)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_thực hành tiếng việt_sử dụng từ Hán Việt (tiếp). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 6: NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT (tiếp theo)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thảo” có thể là gì?

A. Tốt

B. Cỏ

C. Nhanh

D. Viết

Câu 2: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “bạch” có thể là gì?

A. Trắng

B. Đen

C. Huyền

D. Tách

Câu 3: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “cô” có thể là gì?

A. Lẻ loi

B. U sầu

C. Cô dì

D. Giáo viên

Câu 4: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “hồi” có thể là gì?

A. Đi xa

B. Lên

C. Trở về

D. Thời gian

Câu 5: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “lão” có thể là gì?

A. Non

B. Láo

C. Cụ

D. Già

Câu 6: Đâu là từ Hán Việt trong câu “Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hoá lâu đời, người dân cày … dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”?

A. Văn hoá

B. Vỡ ruộng

C. Khai hoang

D. Cả A và C.

Câu 7: Đâu là từ Hán Việt trong câu “Tre ấy trông thanh cao, giản dị … như người.”?

A. Trông

B. Thanh cao

C. Giản dị

D. Cả B và C.

Câu 8: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thủ” có thể là gì?

A. Giữ

B. Phá

C. Công

D. Chặt

Câu 9: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “tinh” có thể là gì?

A. Trời

B. Vội vã

C. Sao

D. Sinh dục

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “tiền” trong từ “tiền đạo”?

A. Tiền đồ

B. Tiền tài

C. Tiền nhân

D. Tiền tuyến

Câu 2: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thư” trong từ “thư mục”?

A. Thư viện

B. Binh thư

C. Tiểu thư

D. Thiên thư

Câu 3: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thiếu” trong từ “niên thiếu”?

A. Thiếu nhi

B. Thiếu niên

C. Thiếu thời

D. Túng thiếu

Câu 4: Nghĩa của từ “diện mạo” là gì?

A. Ngoại hình, bề mặt

B. Thể diện

C. Diện tích khuôn mặt.

D. Từ này không có nghĩa.

Câu 5: Đâu là nghĩa của từ “bí danh”?

A. Tên của quả bí

B. Tên bí mật

C. Bí không thể nghĩ ra tên

D. Hư danh, hão huyền.

Câu 6: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thâm” trong từ “thâm canh”?

A. Thâm tím

B. Thâm canh

C. Thâm hiểm

D. Uyên thâm

Câu 7: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thiên” trong từ “thiên tuế”?

A. Thiên lí mã

B. Thiên hướng

C. Thiên niên kỉ

D. Biến thiên

Câu 8: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “vị” trong từ “vị trí”?

A. Chức vị

B. Thoái vị

C. Chư vị

D. Vị giác

Câu 9: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “hữu” trong từ “hữu hảo”?

A. Hữu khuynh

B. Hữu nghị

C. Chiếm hữu

D. Giao hữu

Câu 10: “Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và ………..”

Hãy điền từ còn thiếu vào câu trên.

A. Vợ

B. Phu nhân

C. Con ghệ

D. Con sư tử

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Cho câu văn: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Từ Hán Việt “phụ nữ” được dùng để làm gì?

A. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

B. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc

C. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

D. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

Câu 2: Cho câu văn: “Bác sĩ đang khám tử thi”.

Từ Hán Việt “tử thi” được dùng để làm gì?

A. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

B. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc

C. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

D. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

Câu 3: Cho đoạn trích:

“Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.”

Các từ Hán Việt “kinh đô, yết kiến, Trẫm, bệ hạ, thần” được dùng để làm gì?

A. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn

B. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

C. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

D. Những từ này không phải từ Hán Việt.

Câu 4: Cho câu văn: “Người lớn bây giờ có xu hướng thích xem phim hoạt hình”.

Từ Hán Việt “người lớn” được dùng để làm gì?

A. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn

B. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

C. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

D. Từ này không phải từ Hán Việt.

Câu 5: Tại sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?

A. Vì điều đó có thể làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

B. Vì điều đó khiến cho suy nghĩ của chúng ta trở nên Hán hoá, không giữ được những phẩm chất trong sáng của người Việt.

C. Vì điều đó khiến cho tiếng Trung thâm nhập mạnh mẽ vào tiếng Việt, làm mất bản sắc của tiếng Việt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự lạm dụng từ Hán Việt?

A. Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

B. Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!

C. Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tác dụng biểu đạt của điển tích “Nếm mật nằm gai” trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” là gì?

A. Thể hiện siêu năng lực ăn mật đắng, nằm trên gai của nghĩa quân Lam Sơn.

B. Tạo sự đối xứng về cấu trúc với vế đối trước đó.

C. Thể hiện khả năng phi thường của Lê Lợi khi bị quân địch tra tấn.

D. Thể hiện ý chí, nhiệt huyết cứu nước của người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 2: Tác dụng biểu đạt của điển tích “Dựng cần trúc” trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” là gì?

A. Tái hiện những ngày đầu dấy nghĩa: thiếu thốn, gian nan mà khí thế hào hùng.

B. Thể hiện sự đổi mới trong cách dụng binh, không sử dụng cờ mà dùng cây trúc.

C. Làm cho câu thơ trở nên hoa mĩ, phù hợp với phong cách cổ xưa.

D. Đây không phải điển tích.

Câu 3: Đâu không phải là một bước trong cách xãc định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt?

A. Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

B. Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

C. Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

D. Liệt kê những yếu tố đã biết vào một cuốn sổ nhỏ để ta có thể tra cứu bất cứ lúc nào cần thiết.

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Thực hành tiếng việt - Sử dụng từ Hán Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay