Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8_văn bản 1_sự sống và cái chết

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 1_sự sống và cái chết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Văn bản viết về đề tài gì?

A. Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất

B. Lịch sử sự sống trên Đất

C. Vòng tuần hoàn chu kỳ các loài sinh vật trên Trái Đất

D. Cả A và B.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn 1 là gì?

A. Hai hướng đi cơ bản của lịch sử sự sống trên Trái Đất

B. Sự phức tạp của Trái Đất là nguồn cơn chính của khoa học hiện đại

C. Sự đa dạng của sinh vật là nguyên nhân thúc đẩy sự sống.

D. Cả B và C.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?

A. Chuyến du hành ngược thời gian về thời xa xưa của vũ trụ.

B. Lịch sử phát triển của loài người từ khởi thuỷ

C. Chuyến du hành đến tương lai xa xôi của Trái Đất và vũ trụ

D. Chuyến du hành ngược thời gian về thời xa xưa của Trái Đất

Câu 4: Nội dung chính của đoạn 3 là gì?

A. Sự xuất hiện của các dạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn không nhất thiết đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hoá hơn.

B. Một loài vật nào đó, khi sinh ra, sẽ không thể tồn tại mãi mãi.

C. Sự thích nghi, sinh tồn, tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hoá.

D. Sự tuyệt chủng của một loài sinh vật giải phóng các ổ sinh thái để các loài khác chiếm giữ.

Câu 5: Nội dung chính của đoạn 4 là gì?

A. Mối quan hệ giữa cái chết và sự tái sinh, vai trò của chúng đối với sự phát triển của Trái Đất.

B. Mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, vài trò của chúng đối với các loài snh vật trên Trái Đất.

C. Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nếu phải vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất, ta cần lưu ý những gì?

A. Sơ đồ phải thể hiện được lịch sử phát triển bằng các con số, tư ngữ chỉ thời gian

B. Sơ đồ phải được làm thiết kế bằng phần mềm Adobe Photoshop.

C. Sơ đồ phải thể hiện được diện mạo cụ thể của “sự sống” bằng tên các loài.

D. Cả A và C.

Câu 7: Văn bản “Sự sống và cái chết” thuộc thể loại nào?

A. Văn bản thông tin

B. Bản tin

C. Tiểu luận nghiên cứu khoa học

D. Truyện ngắn.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Niềm hứng thú và sự ngưỡng mộ của tác giả trước lịch sử tiến hoá của các sinh vật trên Trái Đất được thể hiện qua:

A. Các từ ngữ như “đáng kinh ngạc”, “đón tiếp”, “chiêm ngưỡng”,…

B. Thủ pháp nhân hoá, hình tượng hoá.

C. Các triển khai bố cục theo trình tự không gian.

D. Cả A và B.

Câu 2: Các yếu tố miêu tả có thể được tìm thấy nhiều nhất ở đoạn nào?

A. Các đoạn 2, 3, 4 với cách sử dụng nhiều danh từ, tính từ, động từ

B. Các đoạn 2, 3, 4, với cách sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn

C. Các đoạn 1, 2, 4 với việc sử dụng nhiều tính từ, động từ và các biện pháp tu từ

D. Các đoạn 1, 2, 4 với việc hạn chế lối nói hình ảnh, bay bổng

Câu 3: Yếu tố tự sự có thể được tìm thấy nhiều nhất ở đoạn nào?

A. Các đoạn 2, 3 với cách sử dụng nhiều động từ, danh từ, đại từ.

B. Các đoạn 2, 3 với cách lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.

C. Các đoạn 1, 3, 4 với các sự kiện, tình tiết và giọng người kể chuyện.

D. Các đoạn 1, 3, 4 với việc dùng ngôi kể thứ nhất và có chứa thông điệp.

Câu 4: Yếu tố biểu cảm có thể được tìm thấy nhiều nhất ở đoạn nào?

A. Các đoạn 1, 2 với các từ ngữ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,…

B. Các đoạn 3, 4 với các từ ngữ như “cho phép”, “tuyệt chủng”, “không có nghĩa”, “nhanh chóng”,…

C. Yếu tố biểu cảm không được sử dụng trong văn bản.

D. Cả A và B.

Câu 5: Yếu tố nghị luận có thể được tìm thấy nhiều nhất ở đoạn nào?

A. Các đoạn 1, 3, 4 với các lập luận, bằng chứng và những câu thể hiện thái độ, quan điểm của người viết.

B. Đoạn 2 với các lập luận, bằng chứng và những câu thể hiện thái độ, quan điểm của người viết.

C. Yếu tố nghị luận được sử dụng khá ít, không nổi bật.

D. Văn bản không sử dụng yếu tố nghị luận.

Câu 6: Yếu tố pháp luật có thể được tìm thấy nhiều nhất ở đoạn nào?

A. Đoạn 1, 2 với các thuật ngữ chuyên môn.

B. Đoạn 2, 3, 4 với cách diễn đạt theo kiểu ghi luật pháp.

C. Đoạn 4 với việc nhấn mạnh tính chất pháp luật trong triển khai xây dựng mô hình toàn diện “sự sống và cái chết”.

D. Văn bản không sử dụng yếu tố pháp luật.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu không phải đặc trưng của văn bản thông tin được sử dụng trong văn bản “Sự sống và cái chết”?

A. Cách chia đoạn theo luận điểm

B. Mối liên kết chặt chẽ giữa các đoạn

C. Cách sử dụng thuật ngữ theo hướng ẩn dụ, hình ảnh

D. Văn phong khách quan, chân thực

Câu 2: Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào trong văn bản?

A. Chúng được sử dụng một cách đối xứng, bổ trợ lẫn nhau trong cả văn bản.

B. Chúng được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau trong tất cả các đoạn của bài viết.

C. Chúng được gộp lại thành những ý chính của văn bản.

D. Yếu tố miêu tả, tự sự thì được sử dụng liên tục còn yếu tố biểu cảm, nghị luận được sử dụng rất ít.

Câu 3: Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận tạo nên hiệu quả gì trong văn bản?

A. Các thông tin, sự kiện được trình bày rõ ràng, cụ thể, giúp người đọc dễ hình dung.

B. Các thông tin đưa ra có tính xác thực.

C. Giúp người viết thể hiện quan điểm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành “Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất” được không?

A. Có vì nhan đề hiện tại chưa phản ánh đầy đủ nội dung văn bản.

B. Có vì nhan đề hiện tại khó thu hút được độc giả.

C. Không vì nhan đề hiện tại cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn.

D. Không vì nhan đề hiện tại có khả năng thu hút độc giả hơn.

Câu 5: Sự sống và cái chết đến cuối văn bản đã trở thành vấn đề …………….

A. Cụ thể hơn, vì thế có thể giúp người đọc hình dung rõ vấn đề hơn.

B. Khái quát hơn, vì thế có khả năng gợi liên tưởng sâu rộng hơn.

C. Quan trọng nhất trong hệ thống phát triển của sinh vật trên Trái Đất.

D. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và “cái chết”?

A. Đây là mối quan hệ dựa trên quan điểm của các nhà khoa học thế kỉ 19, coi đây như những lí thuyết căn bản nhất về sinh vật trên Trái Đất.

B. Đây là mối quan hệ cùng tồn tại, cùng phát triển, không loại trừ nhau, cái này là một phần của cái kia, cái này sinh ra cái kia, tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau,…

C. Đây là một chuỗi các quá trình liên tục của hệ sinh vật trên Trái Đất, rộng hơn là cả vũ trụ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cách sử dụng ngôn ngữ và ngữ điệu mang tính khẳng định cho thấy điều gì ở tác giả?

A. Niềm tin vào sức sống mãnh liệt của Trái Đất dù cho vũ trụ sau hàng tỉ năm nữa có ra sao.

B. Sự mong mỏi nhân loại chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sự giàu đẹp của Trái Đất.

C. Niềm tin vào mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, niềm tin vào tương lai.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay