Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 9_văn bản 1_về chính chúng ta
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 5_Đọc_Huyện đường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 9: HÀNH TRANG CUỘC SỐNG
VĂN BẢN 1: VỀ CHÍNH CHÚNG TA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Tác phẩm “Về chính chúng ta” của nhà văn nước nào?
A. Italy
B. Brazil
C. Pháp
D. Mỹ
Câu 2: Tác giả của “Về chính chúng ta” là ai?
A. Bunin
B. Các-lô Rô-ve-li
C. Puskin
D. Morrison
Câu 3: Tác giả sinh năm bao nhiêu?
A. 1956
B. 1945
C. 1946
D. 1948
Câu 4: Giá trị nội dung của tác phẩm?
A. Trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên.
B. Khẳng định con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Giá trị nghệ thuật của văn bản?
A. Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
B. Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 6: Đâu là các yếu tố miêu tả trong tác phẩm?
A. Chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi
B. Chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Tác dụng của các yếu tố miêu tả?
A. Giúp người đọc hình dung chính xác và cụ thể về vị trí
B. Vai trò của con người đối với thế giới tự nhiên.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Các yếu tố biểu cảm trong tác phẩm?
A. Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong một vài trang giấy.
B. Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường... một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất.
C. Thật là quyến rũ đến mê hồn.
D. Cả 3 đáp án trên
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Tác dụng của các yếu tố biểu cảm?
A. Nhằm nhấn mạnh vào những quan điểm của cá nhân người viết, từ đó tăng thêm sự chú ý, thuyết phục của bạn đọc.
B. Tính cách nhân vật
C. Nhấn mạnh cảm xúc nhân vật
D. Khắc họa nhân vật
Câu 2: Các biện pháp tu từ?
A. So sánh
B. Điệp cấu trúc
C. Ẩn dụ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ?
A. Những luận cứ của tác giả trở nên sống động, cụ thể
B. Cung cấp đầy đủ các thông tin, người đọc dễ hình dung, liên hệ, từ đó làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 4: Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.
A. Chủ thể
B. Các nut
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
A. Ngôi nhà là hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
B. Ngôi nhà là hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và không tự nhiên.
C. Ngôi nhà là hình ảnh được sử dụng để nói kể về từng mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
D. Ngôi nhà là hình ảnh được không sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Câu 6: Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì?
A. Vai trò của con người trong thế giới tự nhiên.
B. Con người là chủ thể quan sát thế giới và là nhà sáng lập bức tranh về thực tại được mô tả lại.
C. Sự tồn tại của con người là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình". Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Miêu tả tính chất của thế giới là "lạ lùng, đầy màu sắc và đáng ngạc nhiên". Tác dụng: cho thấy tính chất của thế giới đối với sự hiểu biết của con người đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: “Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Đâu là một trong những bằng chứng tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm này?
A. Hành tinh của chúng ta không nằm ở trung tâm của vũ trụ.
B. Con người và mọi sinh vật khác không có cùng tổ tiên với nhau.
C. Tạo hoá ban tặng cho con người vô số sản vật.
D. Tạo hoá điều khiển lối suy nghĩ của chúng ta.
Câu 2: “Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Bạn nhận xét gì về các bằng chứng mà tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm này?
A. Đó là những quan điểm chủ quan của tác giả, chỉ dựa trên một vài đánh giá sơ sài về thế giới mà không thông qua kiến thức của các ngành xã hội.
B. Chúng đều là những tri thức khoa học được thừa nhận một cách rộng rãi; có tính khách quan, giàu sức thuyết phục.
C. Chúng có sức biểu cảm cao, dễ khiến cho người đọc bị hấp dẫn, dù vậy chúng vẫn có điểm gì đó không chân thực lắm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cho đoạn phân tích sau:
“(1) Nhận định “tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới” nhằm nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của con người trong mối quan hệ với thế giới. (2) Con người quan sát thế giới không thụ động, mà qua ý chí, ý thức cá nhân của mình, trong sự quan sát đó có hàm chứa sự phán đoán, đánh giá, phân tích về những gì anh ta quan sát được; (3) đồng thời mỗi hành động, quyết định của anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo nên chính thực tại mà anh ta đang sống.”
Câu / ý nào là đúng?
A. Tất cả đều đúng.
B. (1)
C. (1), (2)
D. (2), (3)
Câu 4: “Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác”. Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho lập luận này. Đâu không phải một bằng chứng như vậy?
A. “một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây”
B. “một bóng đèn sáng trong đêm tối là dấu hiệu của việc có điện trở lại”
C. “một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”
D. “một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày”
Câu 5: “Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác”. Cách lập luận của tác giả trong văn bản để chứng minh cho luận điểm này có thuyết phục không?
A. Có vì tác giả đã đưa ra những sự thật khách quan, đáng tin cậy, có thể kiểm chứng.
B. Có vì tác giả đã xây dựng nên một cấu trúc hài hoà giữa lí lẽ và bằng chứng.
C. Không vì tác giả đã làm mất đi ý nghĩa ban đầu của luận điểm đề ra.
D. Không vì đó là những không tin không xác thực, chúng chỉ là những phán đoán đơn giản, không dựa trên khoa học.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: “Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn.”. Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích này.
A. Biện pháp ẩn dụ. Những điều mà con người chưa biết được ngầm so sánh với “đại dương mênh mông”.
B. Biện pháp ẩn dụ. Vẻ đẹp và sự huyền bí của thế giới được ngầm so sánh với “vầng hào quang” rực sáng.
C. Biện pháp so sánh. Đại dương và vầng hào quang được so sánh với những thứ vô cùng vô tận trong trời đất.
D. Cả A và B.
Câu 2: “Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn.”. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Một mặt giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người, mặt khác khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
B. Giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người.
C. Khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
D. Biện pháp so sánh khiến cho lời văn trở nên bay bổng, gợi hình ảnh. Điều này giúp người đọc dễ hình dung, dễ nhớ, đồng thời tăng cường tính biểu đạt cho dụng ý của tác giả: con người quá nhỏ bé trong vũ trụ, con người cần phải học hỏi nhiều.
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 1 - Về chính chúng ta