Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Đọc kết nối chủ điểm: tục ngữ và sáng tác văn chương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4_Đọc_Cốm Vòng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tục ngữ và sáng tác văn chương”?

A. Nam Cao

B. Nguyễn Xuân Kính

C. Tố Hữu

D. Không có, đây chỉ là một bài trích dẫn

Câu 2: Ai là tác giả của văn bản “Nàng Bân”?

A. Ngọc Hoàng

B. Tác giả dân gian

C. Vũ Ngọc Khánh

D. Nhóm biên soạn sách

Câu 3: Thể loại của văn bản “Nàng Bân” là gì?

A. Cổ tích

B. Thần thoại

C. Truyền thuyết

D. Tục ngữ

Câu 4: Ai là tác giả của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay”?

A. Đất Rừng Phương Nam

B. Đoàn Giỏi

C. Tác giả dân gian

D. Thanh Hải

Câu 5: Các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay” gồm những gì?

A. Kể, tả

B. Luận, tả

C. Biểu cảm, tả

D. Tất cả các phương thức

Câu 6: Tục ngữ không chỉ được sử dụng trong đời sống mà còn xuất hiện ở đâu?

A. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam

B. Trong các tác phẩm của người miền Nam

C. Trong các sáng tác văn chương

D. Trong các tác phẩm của người miền Bắc.

Câu 7: Nàng Bân là ai?

A. Con gái của Ngọc Hoàng

B. Phi tần của Ngọc Hoàng

C. Một tiên nữ.

D. Truyện không đề cập.

Câu 8: Nàng Bân có đặc điểm gì?

A. Nhanh nhẹn, tháo vát

B. Chậm chạp và có phần vụng về

C. Yêu cha, yêu anh chị

D. Cả B và C.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tại sao Nàng Bân lấy chồng?

A. Vì Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu muốn nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.

B. Vì Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu ngứa mắt với nàng lên lấy chồng cho nàng cho rảnh nợ.

C. Vì nàng có người yêu.

D. Cả A và C.

Câu 2: Khi mùa rét đã đến, nàng Bân làm gì?

A. Tạo gió rét cho trần gian.

B. Thăm cha, mẹ.

C. May cho chồng một cái áo.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hằng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm. Tại sao người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân?

A. Bởi vì chính nàng là người khiến cho Ngọc Hoàng phải cho trời rét thêm mấy hôm.

B. Bởi vì nàng tạo ra cơn rét bất thường đó.

C. Vì nàng đã giúp đỡ mọi người vào đợt rét đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” có nghĩa là gì?

A. Chim trên trời, cá dưới nước, ai được con gì thì ăn con ấy.

B. Động vật ở thiên nhiên hoang dã không phải thuộc sở hữu của ai, vì thế ai bắt được con gì thì có quyền với con vật đó.

C. Chim của trời, cá của nước, ai nắm giữ trời và nước thì được toàn quyền.

D. Không tìm được nghĩa.

Câu 5: “Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cả mập chơm chởm đựng đầu răng nhọn đã ứng lên mâu mây hồng phơn phớt. Tử chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lông quả đất chui ra, bỏ li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gân, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tân bay liên chi hồ điệp".

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Miêu tả thiên nhiên

Câu 6: Nội dung chính của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay” là về gì?

A. Giải thích câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”.

B. Cuộc nói chuyện với tía nuôi.

C. Khung cảnh thiên nhiên ở vùng sông nước buổi sáng.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Sau khi đọc truyện “Nàng Bân”, ta hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân”?

A. Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam.

B. Đó là đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ.

C. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện “Nàng Bân”, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời cá nước…” - xưa và nay là gì?

A. Góp phần làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật “tôi”.

B. Làm cho tác phẩm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và đạm đà tính dân tộc.

C. Thay đổi mạnh mẽ cơ chế thông dụng của văn bản, làm cho văn bản có nhịp điệu, hài hoà, thu hút người đọc.

D. Cả A và B.

Câu 3: Đọc hai văn bản, ta rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

A. Đặt câu tục ngữ vào ngữ cảnh của câu văn.

B. Nếu câu tục ngữ gắn liền với một câu chuyện thì cần tìm đọc câu chuyện đó để có thể hiểu chính xác ý nghĩa của câu tục ngữ.

C. Phác hoạ cấu trúc câu, đoạn văn mà mình định sử dụng tục ngữ.

D. Cả A và B.

Câu 4: Câu nào nói đúng về cách miêu tả của văn bản ““Chim trời cá nước…” - xưa và nay”?

A. Miêu tả tổng quát, trừu tượng.

B. Miêu tả kĩ, rõ những chi tiết nhỏ, giàu hình ảnh, sắc màu.

C. Miêu tả theo trường phái Hiện đại.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp ta hiểu thêm gì về câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”?

A. Câu tục ngữ này đã được đổi chủ, không còn là câu mà cả xã hội có thể dùng một cách tự do, phổ biến nữa mà chỉ có những cơ quan chức năng và những người làm chủ rừng, chủ vườn mới có thể dùng.

B. Câu tục ngữ này đã không còn phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật trong bài và đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.

C. Câu tục ngữ này là một câu rất đặc biết, nó vừa cho ta kinh nghiệm quý báu trong việc săn bắn động vật vừa cho ta thấy được không gian hùng vĩ của thời xưa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Việc tác giả để cho nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới có tác dụng gì?

A. Giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách sử dụng câu tục ngữ này.

B. Làm quan trọng hoá điểm đặc sắc trong cách vận dụng tục ngữ vào văn chương.

C. Tạo nên sự tương tác giữa các nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay