Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 2: những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Văn bản 2: những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN

VĂN BẢN 2: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong nhưng câu trong bài.

A. Có thể nhận ra các câu đó là tục ngữ vì chúng có ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, hầu như đều có vần.

B. Các câu này đếu có mỗi tương quan bên trong với nhau.

C. Hình ảnh xây dựng trong các câu có tính chất quen thuộc với nhà nông Việt Nam.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Số vế trong các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5 là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Mỗi câu có lượng vế khác nhau.

Câu 3: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 1:

A. tấc – tấc, vần cách

B. tấc đất – tấc vàng, yên vận

C. là, vần ẩn giữa “tấc đất” và “tấc vàng”

D. Không có

Câu 4: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 2:

A. lụa – lúa, vần chân

B. lụa – lúa, cước vận

C. lụa – lúa, vần sát

D. lụa – lúa, vần cách

Câu 5: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 3:

A. nhai – cày, vần cách

B. kĩ – sâu, vần tương đồng tính chất

C. lâu – sâu, vần cách

D. Không có

Câu 6: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 4:

A. lạ - mạ, vần sát

B. ruộng – ruộng, vần cách

C. khoai – quen, vần chân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 5:

A. Tư – hư, vần sát

B. Ba – hoa, vần sát

C. Tư – hư, Ba – hoa, tháng – tháng, vần sát

D. Cả A và B.

Câu 8: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 6:

A. bờ - cờ, vần sát

B. bờ - cờ, vần cách

C. chiêm – tiếng, vần sát

D. chiêm – tiếng, vần cách

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Dựa vào từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

A. Theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại.

B. Mưa tháng Tư làm đất sinh hư, mưa tháng Ba làm đất nở hoa.

C. Trời sẽ mưa vào tháng Tư khi nào đất hư còn với tháng Ba thì là khi nào hoa ra trên đất.

D. Hãy trồng cây vào tháng Tư, không nên trồng vào tháng Ba.

Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”?

A. Trên một tấc đất, ta có thể kiếm được một tấc vàng.

B. Tấc đất được làm bằng vàng.

C. Một tấc đất đáng quý như vàng.

D. Người dân gian xây dựng câu này quá ngắn nên không rõ ý.

Câu 3: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”?

A. Một người trông đẹp là nhờ lụa may áo, tương tự như vậy, lúa trở nên tốt là phụ thuộc vào phân bón.

B. Vì lụa nên con người muốn mình phải đẹp, vì phân nên lúa phải tốt.

C. Những thứ đẹp, tốt phải từ lụa và phân mới có thể làm nên.

D. Câu này không có sự hợp lí: một bên là nói đến người, một bên lại nói đến lúa.

Câu 4: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”?

A. Đây chỉ là một cách tạo ra tục ngữ đơn giản, cố gắng để có được hai vế có vần với nhau, vậy nên, câu này không có ý nghĩa.

B. Lúa được trồng ở ruộng cày sâu thì phải nhai kĩ mới no được.

C. Nhai kĩ khiến cái cày no lâu, cày sâu khiến con người lúa tốt.

D. Người ăn nếu nhai kĩ sẽ no lâu, tương tự như vậy, ruộng nếu cày sâu thì lúa trồng trên đó sẽ tốt.

Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”?

A. Khoai nên trồng ở ruộng lạ, mạ nên trồng ở ruộng quen nếu muốn cải thiện tính chất của đất.

B. Khoai làm cho ruộng trở nên lạ, mạ làm ruộng trở nên quen.

C. Khoai thì nên trồng ở ruộng mà chưa trồng khoai bao giờ hoặc đã lâu không trồng khoai, còn mạ thì nên trồng ở ruộng mà quanh năm chỉ dùng để gieo mạ.

D. Tuỳ vào từng ngữ cảnh để hiểu đúng, có thể là A, B hoặc C.

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Lúa chiêm nép ở đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”?

A. Lúa chiêm nép ở đầu bờ, khi nào nghe tiếng sấm sẽ phất cờ đi lên.

B. Lúa trồng vụ chiêm ban đầu không lên được nhiều, chỉ cho đến khi có mưa xuống thì mới phát triển mạnh.

C. Lúa chiêm thích ở đầu bờ ruộng để nghe tiếng sấm và phất cờ.

D. Khi có tiếng sấm, cũng có nghĩa là có mưa, mà mưa sẽ làm cho lúa chiêm kém phát triển đi một thời gian.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trong bài là gì?

A. Tạo nên tính cộng hưởng cho toàn bài đọc.

B. Tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho các câu tục ngữ.

C. Cho người đọc thấy góc nhìn phong phú của dân ta thời xưa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

A. Cả hai câu đều mang tính chất về tiền bạc, các câu kia về kinh nghiệm sản xuất.

B. Cả hai đều liên quan đến đất, ruộng; các câu kia về kinh nghiệm sản xuất.

C. Câu số 1 rất ngắn, câu số 6 là một câu lục bát.

D. Không có sự khác biệt đáng kể.

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 là gì?

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. Nói giảm nói tránh

D. Nhân hoá.

Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 có tác dụng gì?

A. Tạo nên một hình ảnh có tính chất tượng trưng so sánh với con người.

B. Khiến cho việc miêu tả (lúa chiêm) trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm.

C. Tô đậm tính chất của lúa chiêm.

D. Làm cho câu văn trở nên dễ nghe, dễ thuộc.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các câu tục ngữ trong bài cùng nói về nội dung gì?

A. Những kinh nghiệm dân gian về trồng trọt

B. Những cách nhìn dân gian mang tính tế nhị

C. Cấu trúc đối xứng trong thơ ca dân gian.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là ý nghĩa của các câu tục ngữ trong bài đối với lao động sản xuất?

A. Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất.

B. Giúp người nông dân dễ dàng truyền lại các kinh nghiệm trồng trọt cho thế hệ sau.

C. Giúp kho tàng văn học dân gian thêm phong phú.

D. Giúp người nông dân biết buôn bán, thay vì chỉ làm để đủ ăn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay