Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 9 Đọc kết nối chủ điểm: trái tim đan-kô
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: trong thế giới viễn tưởng Đọc kết nối chủ điểm: trái tim đan-kô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: TRÁI TIM ĐAN-KÔ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát”. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
C. Tác giả
D. Một người trong bộ lạc.
Câu 2: Đọc đoạn “Danko dẫn họ đi … Trái tim toé ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm”. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
C. Tác giả
D. Một người trong bộ lạc.
Câu 3: Đọc đoạn “Bây giờ khi bà lão kể xong … đẹp đẽ và đầy khí phách”. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
C. Tác giả
D. Một người trong bộ lạc.
Câu 4: Đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát”. Trong đoạn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Nhiều ngôi.
Câu 5: Đọc đoạn “Danko dẫn họ đi … Trái tim toé ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm”. Trong đoạn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Nhiều ngôi.
Câu 6: Đọc đoạn “Bây giờ khi bà lão kể xong … đẹp đẽ và đầy khí phách”. Trong đoạn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Nhiều ngôi.
Câu 7: Hai thế giới trong văn bản là gì?
A. Thế giới thực tại và thế giới trong mơ.
B. Thế giới tưởng tượng và thế giới huyễn hoặc.
C. Thế giới thực tại và thế giới huyền ảo, tưởng tượng.
D. Chỉ có một thế giới trong văn bản.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Không gian trong văn bản là ở đâu?
A. Thảo nguyên xanh, dòng suối mát lành.
B. Đêm tối ở Izergil.
C. Thế giới vô thưởng vô phạt.
D. Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc.
Câu 2: Nhân vật kể chuyện trong văn bản có sự thay đổi ngôi kể nhằm:
A. Tách bạch hai thế giới: thực tại và huyền thoại.
B. Chuyển hoá điều không tưởng thành hiện thực.
C. Thay đổi số phận.
D. Thay đổi định kiến.
Câu 3: Đâu không phải là một hình ảnh trong văn bản?
A. Danko xé toang lồng ngực
B. Danko lấy trái tim ra soi đường
C. Trái tim cháy sáng như ánh đuốc
D. Nỗi nhớ miên man về vùng đất cũ
Câu 4: Ai là tác giả của văn bản “Trái tim Danko”?
A. Jules Verne
B. William Shakespeare
C. Macxim Gorki
D. Truyện cổ tích
Câu 5: Văn bản được trích ra từ tác phẩm nào?
A. Anh hùng Danko
B. Bà lão Izergil
C. Ánh sao xa xôi
D. Khu rừng già
Câu 6: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?
A. Kể, tả
B. Luận, tả
C. Luận, kể
D. Biểu cảm, kể
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đâu không phải là sự kiện chính trong văn bản?
A. Những người trong bộ lạc kết tội Danko và muốn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu.
B. Danko xé lồng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng.
C. Bộ lạc của Danko đến với vùng đất thảo nguyên trong khi anh gục chết.
D. Ý nghĩa của nhân vật Danko sau câu chuyện của bà lão Izergil.
Câu 2: Đâu không phải là một tác dụng của việc thay đổi cách kể chuyện trong văn bản?
A. Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện.
B. Giúp người đọc thấy được kết cấu phực tạp trong tổ chức của một truyện khoa học viễn tưởng.
C. Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về Danko.
D. Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới.
Câu 3: Hai câu chuyện trong văn bản là gì?
A. Câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão Izergil và câu chuyện về Danko mà bà lão Izergil kể cho nhân vật tôi nghe.
B. Câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão Izergil và câu chuyện về Danko của một người đi theo anh.
C. Câu chuyện về Danko mà bà lão Izergil kể cho nhân vật tôi nghe và câu chuyện bà lão Izergil đi vào thế giới kì ảo.
D. Chỉ có một câu chuyện trong văn bản.
Câu 4: Câu nào sau đây là đúng về nhân vật trong văn bản?
A. Người anh hùng Danko được xây dựng từ trí tưởng tượng.
B. Người dũng sĩ Danko lấy cảm hứng từ một nhân vật trong truyền thuyết Hi Lạp.
C. Thể hiện cho một lớp người hèn kém trong xã hội.
D. Cả A và B.
Câu 5: Chi tiết “ánh lửa trên thảo nguyên trước cơn giông” được nhắc đến để giải thích cho ánh lửa của trái tim Danko nhưng thực tế nó vẫn là gì?
A. Có sự liên hệ mạnh mẽ với tính khoa học, đảm bảo tính thực tế trong truyện.
B. Chi tiết hoang đường, huyền ảo, không có sự gắn kết với những bằng chứng khoa học.
C. Một chi tiết không đạt đến độ tinh tế của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
D. Cả A và C.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng về không gian trong văn bản?
A. Mang tính giả định nhưng vẫn có sự gắn kết với cuộc sống con người.
B. Chỉ tồn tại trong câu chuyện, không gắn liền với cuộc sống thực của con người trong thời điểm câu chuyện diễn ra.
C. Rực rỡ sắc màu cả về thế giới bên ngoài và thế giới tâm hồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu nào sau đây là đúng về thời gian trong văn bản?
A. Chuyển biến mau lẹ cùng không gian mờ ảo.
B. Chậm, không đồng đều ở các thế giới.
C. Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão Izergil.
D. Xác định, rõ ràng, cụ thể về ngày tháng và diễn biến các sự kiện.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3. Trái tim đan-kô (danko)