Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 7: Văn Bản 1: Cuộc Chạm Trán Trên Đại Dương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1.1: Văn bản 1 - Bầy chim chìa vôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG

VĂN BẢN 1: CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đề tài của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển” là gì?

A. Quái vật biển sâu.

B. Phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai.

C. Thế giới li kì.

D. Điều tra, phá án.

Câu 2: Cho các sự việc sau:

1. Tàu Lincoln đuổi bắt “con cá”.

2. Tàu Lincoln bị đánh bại.

3. Ba nhân vật bị bắt.

4. Tàu Lincoln chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến.

5. Tàu Lincoln tấn công “con cá”.

Hãy sắp xếp lại theo trình tự của truyện.

A. 4, 1, 5, 2, 3

B. 3, 2, 5, 4, 1

C. 5, 1, 2, 4, 3

D. 3, 2, 5, 4, 1

Câu 3: Trong phần (1), lúc bảy giờ, vì sao những người trên tàu thất vọng và giận dữ?

A. Vì sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì.

B. Vì giáo sư Pierre Aronnax công bố sự thật về con tàu nhưng mọi người không tin.

C. Vì Ned Land đã hạ con cá một cách chóng vánh và cướp hết công lao của mọi người.

D. Vì đoàn thuyền bị Bộ trưởng gọi về làm nhiệm vụ khác trong khi con cá thì chưa bắt được.

Câu 4: Ở phần (1), khi nhìn thấy “con cá” nổi lên, giáo sư Pierre Aronnax đã đánh giá thế nào về báo cáo của Helvetia và Shannon?

A. Báo cáo của họ hoàn toàn sai sự thật, đó không phải con cá mà là một con tàu.

B. Báo cáo của họ đúng về sức mạnh nhưng sai về cách chuyển động.

C. Báo cáo của họ hơi cường điệu kích thước của nó.

D. Cả B và C.

Câu 5: “Con cá” ra sao sau khi bị thuyền Lincoln rượt đuổi suốt một giờ đồng hồ?

A. Không tỏ vẻ gì là mệt mỏi.

B. Kiệt sức và sắp bị tàu đuổi theo.

C. Ngày càng nhanh hơn.

D. Bị bắn nổ tung.

Câu 6: Giáo sư Pierre Aronnax đã được ai cứu khi rơi xuống biển?

A. Ned Land

B. Conseil

C. Farragut

D. Thuyền trưởng của tàu Nautilus

Câu 7: Vì sao khi còn cách “con cá” khoảng bốn trăm mét, tàu Lincoln lại tắt máy, chỉ chuyện động theo quán tính?

A. Vì tàu Lincoln đã phát hiện ra rằng đó là một con quái vật cực kì nguy hiểm, tàu cần phải rút lui.

B. Vì tầm đó là khoảng cách thích hợp để giăng lưới bắt gọn “con cá”.

C. Vì thuyền trưởng sợ tiếng động của động cơ sẽ đánh thức “con cá”. Chiếc tàu muốn nhân cơ hội “con cá” ngủ sẽ tiếp cận và tiêu diệt nó.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Em nghĩ gì về việc tàu Lincoln, một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ, được cử đi săn “con cá thiết kình”?

A. Thể hiện khao khát muốn tiêu diệt bằng được “con cá” và muốn xem nó đặc biệt đến cỡ nào.

B. Thể hiện tham vọng chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Thể hiện sự quyết tâm điều tra của con người về những thứ kì lạ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao ở thời điểm câu chuyện được kể, “cả giới bác học bế tắc”, không giải mã được “con quái vật biển cả” đó thuộc loài động vật gì?

A. Vì họ chưa từng biết, nghe hay nhìn thấy một loài động vật nào có kích thước khổng lồ và tốc độ bơi nhanh như vậy.

B. Vì thời đó chưa có tàu ngầm tối tân và hiện đại như tàu Nautilus.

C. Vì không ai trong số họ nghiên cứu về biển.

D. Cả A và B.

Câu 3: Em hãy thử đặt mình vào vai nhân vật giáo sư – người kể chuyện ngôi thứ nhất – để diễn tả cảm xúc khi “chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra.”

A. Ngạc nhiên khi phát hiện đó chỉ là một con tàu; cảm thấy chuyến đi phí công vô ích.

B. Ngạc nhiên, bàng hoàng vì phát hiện ra vật đó không phải là một “con cá”; ngưỡng mộ tài năng sáng tạo và trí tuệ của con người tạo ra nó.

C. Ngạc nhiên, bàng hoàng vì những điều chưa từng có trước đây đang diễn ra trước mặt và lo lắng cho tương lai của nhân loại.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tàu ngầm Nautilus có thể hoạt động được ở cơ chế nào?

A. Chạy trên mặt nước

B. Chạy nửa chìm nửa nổi

C. Đi ngầm

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là việc mà những người trên tàu Lincoln đã làm trước rạng đông ở phần (1)?

A. Xếp lưới đánh cá voi ở hai thành tàu.

B. Thuyền phó ra lệnh chuẩn bị loại súng bắn xa một hải lí và cả loại súng bắn đạn phá có thể hạ được những con thú lớn nhất.

C. Ned Land mài sắc mũi lao, một thứ vũ khí diệt cá voi lợi hại trong tay anh ta.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về truyện khoa học viễn tưởng?

A. Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lại dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì.

B. Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lo-gic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.

C. Vì nền tảng của truyện khoa học viễn tưởng là những ý tưởng điên rồ, không khả thi, không thực tế nên những giả tưởng trong truyện không bao giờ có thể trở thành sự thật.

D. Truyện khoa học viễn tưởng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Canada, Nga và phổ biến trên toàn thế giới.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một chi tiết miêu tả hình dạng lạ lùng của “con cá” trong phần (1) của văn bản?

A. Có ánh điện, dài không quá tám mươi mét, đuôi quẫy sóng mạnh chưa từng có

B. Hình dáng cân đối cả ba chiều

C. Khi thở thì hai lỗ mũi vọt ra hai cột nước khổng lồ cao đến bốn mươi mét.

D. Vảy cứng như sắt.

Câu 2: Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pierre Aronnax, Conseil và Ned Land vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào?

A. Trên đại dương mênh mông vô tận

B. Trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là dưới đáy biển sâu.

C. Trong lòng biển cả

D. Trong chiếc thuyền Lincoln.

Câu 3: Có điều gì về chiếc tàu ngầm tối tân, hiện đại mà khiến ba nhân vật chính phải kinh ngạc?

A. Nó được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, một thứ năng lượng chưa phổ biến ở thời bấy giờ.

B. Nó là con tàu bí mật của hạm đội Mỹ nhằm thám hiểm đại dương, xây dựng chiến lược kinh tế mà quyền lực của cả thế giới về tay mình.

C. Sự ghê rợn trong con tàu tưởng chừng như hiện đại.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhan đề “Hai vạn dặm dưới biển” đã thể hiện ước mơ gì của Jules Verne và những người cùng thời với ông?

A. Tiêu diệt thuỷ quái

B. Đập tan âm mưu của chính phủ Mỹ

C. Chinh phục đáy biển sâu.

D. Tìm vàng dưới biển.

Câu 5: Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

A. Cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển.

B. Cở sở truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết.

C. Cơ sở kiến thức thực tiễn về biển cả.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác dụng của việc nhà văn để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất là gì?

A. Các tình tiết sẽ hướng đến chứng minh các thực tiễn khoa học, tạo tiền đề cho lí luận sau này. Đó chính là mục tiêu của nhà văn khi viết truyện này.

B. Tạo sức hút về mặt hình ảnh, bởi giáo sư là một con người có uy tín cao.

C. Để phô diễn cho người đọc thấy kiến thức uyên bác của mình. Nói cách khác, vị giáo sư trong truyện chính là nhà văn.

D. Câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân được kể lại trở nên có tính khoa học cao, tạo cảm giác thực tế, chuẩn xác vì vị giáo sư này trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt chuyện.

Câu 2: Đâu không phải câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pierre Aronnax về chiếc tàu ngầm?

A. Tôi thử lấy chân gõ. Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi!

B. Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao? Nếu vậy tôi phải xếp quái vật này vào loài bò sát như rùa hay cá sấu.

C. Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó lại được ghép lại bằng thép lá.

D. Sức tôi đã kiệt, các ngón tay cứng đở, miệng không thể mím lại được vì cơ miệng bị co rút mạnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay