Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 7: Văn Bản 2: Đường Vào Trung Tâm Vũ Trụ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Văn Bản 2: Đường Vào Trung Tâm Vũ Trụ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
VĂN BẢN 2: ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM VŨ TRỤ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” thuộc thể loại truyện nào?
A. Khoa học viễn tưởng vì có chuyến du hành thời gian, yếu tố không thực và nhiều tình tiết dựa trên tri thức khoa học.
B. Kì ảo vì có những chi tiết không thực, không gian muôn màu, muôn vẻ đều do tưởng tượng mà ra.
C. Cổ tích vì nó mang màu sắc dân gian.
D. Xuyên không vì có hành trình vào trung tâm thế giới.
Câu 2: Tác giả của văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” là ai?
A. Jules Verne
B. Martin Goodman
C. Hà Thuỷ Nguyên
D. Ẩn danh
Câu 3: Văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” được trích từ tiểu thuyết nào?
A. Không gia đình
B. Thiên Mã
C. Triệu vạn dặm dưới lòng đất
D. Harry Potter
Câu 4: Tại sao ba nhân vật dừng chân ở bãi cỏ vắng người phía bên kia đến và trốn trong rừng?
A. Vì sẽ bất tiện nếu để du khác phát hiện ra một con ngựa có cánh đang lai vãng gần khu thánh đại của Hy Lạp.
B. Vì muốn truy tìm tung tích ở hòn đá ma thuật Omphalos để mở cánh cửa vào Tâm Vũ Trụ.
C. Vì muốn cảm nhận vẻ đẹp của khu thánh địa Hy Lạp từ ngoài vào trong.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Pho tượng Nhân sư được mô tả như thế nào?
A. Bị mất đầu nhưng vẫn giữ được tính trang nghiêm và toả ra luồn sinh khí mạnh mẽ.
B. Đẹp tuyệt diệu, từng đường nét, góc cạnh được chạm khổ tinh tế, tất cả toát lên sức mạnh của một vị thần.
C. Bị bào mòn, không còn sắc nét những vẫn nguyên vẹn vẻ cao ngạo và thần thánh.
D. Khổng lồ, thần bí.
Câu 6: Ba nhân vật đã làm gì vào đêm tối mịt?
A. Đột nhập đền.
B. Lặng lẽ ra về.
C. Ra biển chơi.
D. Đi ăn đêm.
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Đâu là các nhân vật xuất hiện trong văn bản?
A. “Cô bé” – người kể chuyện ngôi thứ nhất
B. Cậu bé Thần Đồng
C. Chuồn chuồn khổng lồ, khủng long Spinosaurus Aegipticus
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu không phải là nhân vật xuất hiện trong văn bản?
A. Người cá
B. Cá đuối man rợ
C. Con ngựa Thần Thoại
D. Voi ma mút
Câu 3: “Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?
A. Thời trung đại cách đây 1000 năm ở một vùng rừng sâu.
B. Nền văn minh Maya, nơi tiềm tàng những bí ẩn của người xưa.
C. Thời cổ đại, cách thời điểm câu chuyện được kể khoảng 160 triệu năm.
D. Tương lai của 1 triệu năm sau.
Câu 4: Câu nào sau đây không mô tả đúng về con chuồn chuồn mà ba nhân vật đã gặp phải ở Tâm Trái Đất?
A. Sải cánh rộng như cánh của đại bàng.
B. Thân hình óng ánh sắc màu của biển cả.
C. Bón cái cánh khoẻ khoắn, đập nhanh như cánh quạt.
D. Thân hình khổng lồ.
Câu 5: Bay qua khu rừng cổ sinh, ba nhân vật tiếp tục kinh ngạc trước điều gì?
A. Vẻ đẹp yên bình như chốn thần tiên.
B. Khung cảnh tối tăm, đẩy rẫy nguy hiểm của một ngôi làng cổ.
C. Các dòng chảy khác lạ so với thế giới thực.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Đâu không phải sự vật mà ba nhân vật đã bắt gặp sau khi bay qua khu rừng cổ sinh?
A. Dòng suối
B. Cầu vồng
C. Xương xẩu, đầu lâu
D. Đoàn người cá ngồi trên mỏm đá
Câu 7: Đâu không phải một chi tiết kì ảo trong văn bản?
A. Thần Đồng cưỡi ngựa bay trên trời.
B. Hòn đá Omphalos toả hào quang rực rỡ.
C. Nhân vật “tôi” không thể truy cập Internet.
D. Mặt đất rung chuyển, các nhân vật di chuyển với tốc độ như đi thang máy siêu tốc.
Câu 8: Em hiểu thế nào là “bước nhảy không gian” trong văn bản?
A. “Bước nhảy không gian” được tạo ra nhờ hòn đá thần Omphalos đã rút ngắn khoảng cách giữa các chiều không gian, nhờ đó, nhân vật có thể di chuyển xuyên không trong chớp mắt tới tận trung tâm của vũ trụ.
B. Là một hình thức du hành thời gian, có tác động đến vạn vật và các chiều không gian khác, nhờ thế mà ba bạn nhỏ có thể thay đổi thế giới theo ý mình muốn.
C. Là một dạng chuyển động đặc thù trong vật lí học, được ba nhân vật ứng dụng trong hành trình giải mã những bí mật của Jules Verne.
D. Cả B và C.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Câu chuyện xảy ra trong những không gian nào?
A. Thánh địa Hy Lạp, nơi có đền thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp
B. Tâm Vũ Trụ, nơi có những loài thực vật và động vật khổng lồ, kì dị
C. Dưới đáy biển, nơi có những thứ đồ mà tàu Nautilus để lại và ở trung tâm ngân hà, nơi đầy rẫy những hiểm nguy
D. Cả A và B.
Câu 2: Cho những diễn biến chính của câu chuyện:
1. Khám phá thánh địa và phát hiện “rốn vũ trụ”.
2. Thần Đồng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khoá”.
3. Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa Thần Thoại.
4. Ba nhân vật vào được trung tâm vũ trụ.
Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.
A. 3, 1, 2, 4
B. 2, 1, 4, 3
C. 1, 2, 4, 3
D. 4, 1, 3, 2
Câu 3: Đâu là một câu miêu tả không gian Tâm Trái Đất của nhà văn Jules Verne theo lời nhân vật người kể chuyện?
A. Từ thế kỉ XIX ông ta đã có thể tiên tri về viễn cảnh những tàu điện ngầm, những toà nhà cao ốc, thậm chí cả việc con người đặt chân lên mặt trăng.
B. Chẳng nói chẳng rằng, tôi mở ba lô của Thần Đồng, tìm cái máy tính đa di năng của hắn.
C. Tâm Trái Đất ấy cũng giống như một cái bảo tàng sống lưu động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Giữa Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ có mối liên hệ gì?
A. Tâm Trái Đất chính là Tâm Vũ Trụ.
B. Tâm Trái Đất có mối liên hệ về thời gian với Tâm Vũ Trụ.
C. Không có mối liên hệ gì.
D. Cả A và B.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viện bảo tàng tương ứng với không gian ảo nào sau đây?
A. Làng cổ
B. Thánh địa Arena
C. Quỷ môn quan
D. Rừng cổ sinh, thảo nguyên.
Câu 2: Không gian ảo “dòng suối, nơi đoàn người cá đang ngồi” tương ứng với không gian thực nào?
A. Thánh địa Hy Lạp
B. Đền thờ các vị thần Hy Lạp
C. Viện bảo tàng
D. Dòng thác chảy ở thủ đô Athen
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 2. Đường vào trung tâm vũ trụ