Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 9: Thực Hành Tiếng Việt: Cước Chú, Tài Liệu Tham Khảo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Thực Hành Tiếng Việt: Cước Chú, Tài Liệu Tham Khảo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: HOÀ ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CƯỚC CHÚ, TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Cước chú là gì?

A. Loại chú thích đặt ở chân trang hoặc cuối văn bản về một từ ngữ khó hiểu hay một nội dung chưa quen với phần lớn độc giả, vốn xuất hiện trong phần chính của trang hoặc của văn bản.

B. Loại chú thích cho biết văn bản hay một số yếu tố của văn bản được lấy từ nguồn nào.

C. Là cách thức xây dựng phần cuối của trang sách thành một phần chú thích cho các thông tin ở trên.

D. Cả A và B.

Câu 2: Cước chú xuất hiện nhiều trong các loại văn bản nào?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học cổ được đời sau in lại.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cước chú có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc có thêm điều kiện để nắm bắt được một cách chính xác những thông tin, thông điệp, ý nghĩa của văn bản.

B. Giúp người đọc hiểu nội dung chính của văn bản thông qua sơ đồ tóm tắt.

C. Tạo nên một bố cục đẹp cho trang sách.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tài liệu tham khảo là gì?

A. Là những cuốn sách dành cho học sinh muốn học nâng cao.

B. Là tài liệu mà giáo viên thường lấy các thông tin trong đó ra để giao bài tập cho học sinh.

C. Là những tài liệu mà người tạo lập văn bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết, có liên quan tới vấn đê được trình bày trong văn bản.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tài liệu tham khảo?

A. Thường được ghi sau phần kết thúc của văn bản.

B. Có thể có nhiều đơn vị

C. Được đánh số và sắp xếp theo một quy ước thống nhất.

D. Theo quy chuẩn của Hiệp hội các nhà khoa học.

Câu 6: Thông qua danh mục tài liệu tham khảo được tác giả ghi lại, người đọc có thể làm gì?

A. Nhận định bước đầu về độ tin cậy của nội dung thông tin trong văn bản hay giá trị chuyên môn, khoa học của văn bản.

B. Sử dụng lại các tài liệu cho các bài viết sau này của mình.

C. Sử dụng để đối chất với những người không có tài liệu tham khảo.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Bước đầu tiên của việc ghi cước chú là gì?

A. Viết chú thích cho các từ ngữ mà tả thấy là khó.

B. Tra từ điển các từ ngữ, nội dung chưa biết.

C. Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị.

D. Biến đổi lại các từ ngữ, nội dung cần ghi cước chú.

Câu 2: Bước thứ hai của việc ghi cước chú là gì?

A. Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm các thành phần: kí hiệu đánh dấu đối tượng, tên đối tượng, dấu hai chấm, nội dung giải thích.

B. Ở đầu trang, lần lượt ghi các thông tin chính trong văn bản, trình tự bố cục và các từ ngữ khó.

C. Tái cấu trúc lại bố cục của văn bản, thiết lập một hệ thống ngắn gọn các quy tắc ghi cước chú.

D. Cả B và C.

Câu 3: Đâu không phải là một thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo?

A. Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó.

B. Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn.

C. Ghi đầy đủ tên tài liệu được trích dẫn cùng nơi xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thích hợp.

D. Xác định lại nội dung được trích dẫn để đảm bảo cho người đọc có thể tin tưởng.

Câu 4: Hình nào sau đây không thể hiện việc trích dẫn tài liệu tham khảo?

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Đọc bài “Lễ rửa làng của người Lô Lô” (Sgk tr.84 – 86). Đâu không phải là từ ngữ được ghi trong phần cước chú?

A. Phít

B. Định kì

C. Linh nghiệm

D. Di sản

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đọc bài “Lễ rửa làng của người Lô Lô” (Sgk tr.84 – 86). Đâu là sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích trong phần cước chú?

A. Phong quang

B. Hình nhân

C. Lễ hội

D. Min-ne-xô-ta

Câu 2: Đọc bài “Lễ rửa làng của người Lô Lô” (Sgk tr.84 – 86). Vị trí đặt cước chú là ở đâu?

A. Chân trang, cuối văn bản

B. Đầu trang, cuối văn bản

C. Đi liền trong bài

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc bài “Lễ rửa làng của người Lô Lô” (Sgk tr.84 – 86). Ngôn ngữ của cước chú có đặc điểm gì?

A. Trừu tượng, võ đoán

B. Súc tích nhưng khá khó hiểu

C. Ngắn gọn, rõ ràng

D. Dài, đủ ý

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Đọc bài “Lễ rửa làng của người Lô Lô” (Sgk tr.84 – 86). Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ gồm những gì?

A. Ảnh của Kim Dung

B. Bài viết của Phạm Thuỳ Dung

C. Theo Phạm Thuỳ Dung, tạp chí Di Sản, tháng 12/2019, tr.22 – 24

D. Cả A và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay