Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 1: Sử dụng một biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 tập làm văn: Sử dụng một biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 1

TẬP LÀM VĂN: SỬ DỤNG MỘT BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Văn bản thuyết minh là:

  1. Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bảng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
  2. Kiểu văn bản phối kết hợp mọi phương thức biểu đạt chính với các biện pháp nghệ thuật nhằm làm nổi bật thông tin mà người nói (viết) cần triển khai.
  3. Kiểu văn bản mà trong đó người viết (nói) kể về một câu chuyện nào đó theo một cốt truyện định sẵn, đồng thời kết hợp thuyết minh về các sản phẩm có trong đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì?

  1. Trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân hoặc lập trường của các cơ quan, tổ chức về các sản phẩm, xu hướng trong xã hội,…
  2. Xây dựng hệ thống thông tin tham khảo về mọi sự vật, sự việc,… như một bách khoa toàn thư.
  3. Cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề... được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải là một phương pháp thuyết minh?

  1. Nêu định nghĩa
  2. Phân loại
  3. Liệt kê
  4. Thêu dệt

Câu 4: Muốn cho văn bản thuyết minh hấp dẫn, sinh động, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào?

  1. Kể chuyện, tự thuật
  2. Đối thoại theo lối ẩn dụ
  3. Hình thức diễn vè, thơ ca
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Đoạn văn sau sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?

Nếu phở Hà Nội ngon ít nơi sánh kịp, là món quà phổ biến, hầu như phố nào cũng có hàng bán phở, thì bún thang không phải là món ăn bỗ bã, ăn cho qua, cho xong, ăn cho chặt bụng như các món quà khác. Bún thang kén người làm và kén cả người ăn.

  1. So sánh
  2. Tăng tiến
  3. Nói quá
  4. Đối lập

Câu 6: Cho đoạn văn sau:

Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!

Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!

Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  1. Thuyết minh
  2. Nghị luận
  3. Tự sự
  4. Miêu tả

Câu 7: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy?

  1. Khi thuyết minh sự các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng
  2. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng không dễ thấy của đối tượng
  3. Khi muốn cho văn bản sinh động và hấp dẫn
  4. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện

Câu 8: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thích hợp trong văn thuyết minh nhằm tạo hứng thú cho người đọc, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?

… tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng; còn tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bông bạc xóa lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra.

  1. Nói quá
  2. Hoán dụ
  3. So sánh
  4. Nhân hóa

Câu 2: Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích ở câu 1 phần Thông hiểu?

  1. Phương pháp nêu ví dụ
  2. Phương pháp so sánh
  3. Phương pháp liệt kê
  4. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Câu 3: Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?

  1. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
  2. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
  3. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
  4. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.

Câu 4: Đoạn văn sau sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?

Hoa là biểu tượng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm, cho người giàu tâm hồn. Mẫu đơn là vua hoa, hoa phú quý. Đào đầm ấm khi dương xuân. Lan được gọi là "vương giả hương”, thanh nhã, không phàm tục .....

  1. Ẩn dụ
  2. Hoán dụ
  3. Liệt kê
  4. Điệp ngữ

Câu 5: Đoạn văn thuyết minh sau đây có sử dụng kết hợp biện pháp nghệ thuật nào?

Lan không chỉ đẹp về hoa mà còn đẹp về lá. Lan cành giao có lá hình trụ giống cây cành giao. Lan chân rết có lá ngắn, nhọn, dẹt, xếp thành hai dãy đều đặn như chân rết. Có thứ gốc lá phồng lên thành củ gọi là lan quả quả táo. Lan gấm thì mặt lá mượt như nhung, lại điểm thêm những vân vàng óng như kim tuyến.

  1. So sánh
  2. Nhân hoá
  3. So sánh và liệt kê
  4. Nhân hoá và kiệt kê

Câu 6: Đoạn văn sau đây sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào:

Chùa Bút Tháp có kiến trúc hoà nhập với môi trường thiên nhiên bao quanh. Người xưa đã biết kết hợp cảnh của cả vùng để tạo nên sự hoà nhập đó. Với cảnh quan hiện có, chúng ta thấy bên trái chùa có dòng sông Đuống, trước cửa chùa là đồng ruộng mênh mông, xa xa ở phía trái và phía phải chùa có núi Tam Đảo, núi Phật Tích bao bọc.

  1. So sánh
  2. Nói quá
  3. Không có biện pháp nghệ thuật nào
  4. Điệp ngữ

Câu 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ra thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh về cây chuối?

  1. Nhân hóa và so sánh
  2. Liệt kê và nhân hóa
  3. Nói quá và hoán dụ
  4. Liệt kê và so sánh

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Cho văn bản sau:

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hoá đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.

Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều ; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo ; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi, trượt nhẹ và êm trên sóng ; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát ; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng lượn vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc ; có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, hàng buổi, hàng ngày khắp các trận đồ bát quái Đá trộn với Nước này ; mà cũng có thể, như một người bộ hành tuỳ hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quãng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá... Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn,... hoá thân không

ngừng là tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng; còn tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xoá lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang toả ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc tụ họp của cái thế giới người bằng đá sống động đó, biết đâu!...

[...] Để rồi, khi chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt, rồi từ từ chuyển sang hồng... thì tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ. Mà vẫn còn nóng hổi hơi thở cuộc sống đêm chưa muốn dứt.

Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. Cho đến cả Đá. Ở đây Tạo hoá đã chọn Đá làm một trong hai nguyên liệu chủ yếu và duy nhất của Người để bày nên bản phác thảo của Sự sống. Chính là Người có ý tứ sâu xa đấy: Người chọn lấy cái vẫn được coi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống. Thiên nhiên bao giờ cũng thông minh đến bất ngờ; nó tạo nên thế giới bằng những nghịch lí đến lạ lùng...

Câu hỏi: Văn bản này thuyết minh vấn đề gì?

  1. Sự kì lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên
  2. Cảm xúc của một người trước vẻ đẹp của Hạ Long
  3. Vịnh Hạ Long
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng. Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không?

  1. Có. Vì viết về nước và đá – những thứ hữu hình - thì người viết phải đưa ra những thông tin khách quan
  2. Có. Văn bản đưa ra được những thông tin khách quan về đá và nước: cách di chuyển của nước, độ tuổi của đá, tác động của ánh sáng,… Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng các thông tin này đều đúng sự thật.
  3. Không. Vì văn bản không đưa ra các số liệu, các dẫn chứng khoa học mà chỉ tập trung vào miêu tả, so sánh,… khiến cho văn bản giống như một bài văn miêu tả.
  4. Không. Vì văn bản không có sử dụng bất kì một phương pháp thuyết minh chuẩn nào.

Câu 3: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng. Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?

  1. So sánh, nhân hoá
  2. Nghị luận, thống kê
  3. Liệt kê, mô tả
  4. So sánh, phân loại biện

Câu 4: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng. Ngoài các phương pháp thuyết minh thường dùng, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng các biện pháp nghệ thuật. Đâu không phải biện pháp nghệ thuật được dùng trong văn bản?

  1. Tưởng tượng
  2. Liên tưởng
  3. Nhân hoá
  4. Hoán dụ

Câu 5: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng. Dưới đây là bài nhận xét về văn bản này.

             (1) Bài Hạ Long – Đá và Nước là một bài giới thiệu vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được công nhận là di sản văn hoá thế giới. (2) Nội dung của bài viết là thuyết minh sự kì lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên, tức thuyết minh về vẻ đẹp hấp dẫn kì diệu của Hạ Long. (3) Thông thường, khi giới thiệu về cảnh đẹp Hạ Long người ta thường nói vịnh Hạ Long rộng bao nhiêu, có bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ, có bao nhiêu động đá, có những hòn đảo đá mang hình thù kì lạ như thế nào, có những hang đá đẹp ra sao,... Nào hang Đầu Gỗ, nào... (4) Nhưng Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới, có thể nói là một phát hiện của nhà văn: đó là đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị. (5) Một là du khách có nhiều cách chơi vịnh Hạ Long: thả cho thuyền nổi trôi, hoặc buông theo dòng, hoặc chèo nhẹ, hoặc lướt nhanh, hoặc tuỳ hứng lúc nhanh, lúc dừng. (6) Hai là trong khi dạo chơi đó, du khách có cảm giác hình thù các đảo biến đổi, kết hợp với ánh sáng, góc nhìn, ban ngày hay ban đêm, các đảo đá Hạ Long biến thành một thế giới có hồn, một thập loại chúng sinh sống động.

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

  1. (1), (3)
  2. (2), (4), (6)
  3. (5)
  4. Không có câu nào.

Câu 6: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng. Đoạn dưới đây nói về các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản này.

(1) Trong bài này tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và tự sự: tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là các khả năng dạo chơi (toàn bài dùng tám chữ "có thể"), khơi gợi những cảm giác có thể có (dùng các từ đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hoá thân); (2) dùng phép hoán dụ để tả các đảo đá (gọi chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người đá ấy lại hối hả trở về... . (3) Các biện pháp nghệ thuật ấy đã có tác dụng giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà là một thế giới sống có hồn. (4) Bài viết là một bài thơ văn xuôi mời gọi du khách đến với Hạ Long.

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

  1. (1), (2)
  2. (1), (3)
  3. (2), (3), (4)
  4. (1), (2), (3)

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Cho văn bản sau:

Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy:

– Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở!

Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa:

– Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè..., bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng: "Bị cáo Ruồi bị cáo buộc hai tội. Một là ruồi sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Hai là ruồi sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Một đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái".

Một luật sư bào chữa nói: "Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt: mắt ruồi như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân. Nếu con người biết bắt chước mắt ruồi mà làm máy chụp ảnh, mô phỏng chân ruồi mà làm giày leo núi thì cũng hay. Đó là những tình tiết giảm nhẹ tội cho ruồi".

Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với loài người: "Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường; nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được".

Lời tuyên án của Ngọc Hoàng làm cho các loài vật phấn khởi, còn con người thì trầm ngâm nghĩ ngợi.

Câu hỏi: Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?

  1. Có. Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
  2. Có. Tính chất thuyết minh thể hiện ở việc tác giả linh hoạt giữa các phương thức biểu đạt nhằm nêu bật đặc điểm của loài ruồi ở nhiều phương diện.
  3. Không. Tính chất thuyết minh rất hạn chế, đa phần là yếu tố tự sự.
  4. Cả A và B.

Câu 2: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng cao. Đâu không phải một phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản?

  1. Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới,...
  2. So sánh: các loại ruồi.
  3. Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.
  4. Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính,...

Câu 3: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng cao. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản này là:

  1. Nhân hoá, so sánh
  2. Ẩn dụ, hoán dụ
  3. Nhân hoá, có tình tiết
  4. Liệt kê, xây dựng cốt truyện

Câu 4: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng cao. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

  1. Có. Vì nó làm đảo lộn cơ chế của văn bản thuyết minh, gây ra sự hứng thú, tò mò nhất thời.
  2. Có. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi: vừa vui, vừa có thêm tri thức.
  3. Không. Vì các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh chỉ có tác dụng duy trì sự mạch lạc và liên kết.
  4. Cả A và B.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: "Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?". Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

  1. Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự
  2. Kết hợp kể với lời thoại
  3. Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện
  4. So sánh, nhân hoá

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay