Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 6: chị em Thuý Kiều

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: chị em Thuý Kiều . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6

VĂN BẢN: CHỊ EM THUÝ KIỀU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm trong phần nào?

  1. Gia biến và lưu lạc
  2. Gặp gỡ và đính ước
  3. Đoàn tụ
  4. Phần đề từ

Câu 2: Hai chữ “trang trọng” ở câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân có ý nghĩa gì?

  1. Nói lên sự giàu sang trọng của Thuý Vân.
  2. Thể hiện vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.
  3. Thể hiện vẻ đẹp hài hoà, êm đềm của Thuý Vân.
  4. Thể hiện vẻ đẹp tao nhã, dịu dàng của Thuý Vân.

 Câu 3: Vẻ đẹp nhan sắc của Thuý Kiều được nhà thơ gợi tả qua những chi tiết nào?

  1. Khuôn mặt, làn da.
  2. Giọng nói, ánh mắt.
  3. Vẻ đẹp trong sáng, linh hoạt, của đôi mắt.
  4. Dáng vẻ thanh cao, cốt cách tronng sáng.

Câu 4: Thúy Kiều được miêu tả như thế nào?

  1. Là một trang tuyệt thế giai nhân, sắc sảo, mặn mà về trí tuệ và tâm hồn
  2. Là người có vẻ đẹp đoan trang, hiền dịu
  3. Là người có đôi mắt đẹp (làn thu thủy) gợi vẻ đẹp trong sáng, lanh lợi, sắc sảo hơn người.
  4. Cả A và C

Câu 5: Đoạn trích được chia thành mấy phần, đó là những phần nào?

  1. 3 phần
  2. 4 phần
  3. 5 phần
  4. không thể chia được

Câu 6: Chị em Thúy Kiều được viết theo thể thơ gì?

  1. Năm chữ
  2. Bảy chữ
  3. C. Lục bát
  4. Song thất lục bát

Câu 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”

Vẻ đẹp của Kiều đã gợi lên thái độ gì từ thiên nhiên, tạo hóa?

  1. Nhường nhịn, chấp nhận
  2. Không quan tâm
  3. Đố kị, ganh ghét
  4. Yêu mến, ủng hộ

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Qua những câu thơ miêu tả Thúy Kiều trong đoạn trích, Nguyễn Du dự báo cuộc đời nàng diễn ra theo chiều hướng nào?

  1. Hạnh phúc, vinh hiển
  2. Bình lặng, suôn sẻ
  3. Trắc trở, khổ đau
  4. Giàu sang, phú quý

Câu 2: Qua cung đàn Kiều sáng tác, em hiểu gì về nhân vật này?

  1. Là người tươi vui, lạc quan
  2. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm
  3. Là người gắn bó với gia đình
  4. Là người có tình yêu thủy chung

Câu 3: Những câu thơ sau cho thấy Thúy Kiều là con người như thế nào?

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

  1. Có tài cầm, kì, thi, họa.
  2. Có sự thông minh, sắc sảo.
  3. Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài.
  4. Ý A và B đúng

Câu 4: Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 5: Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 6: Các phép tu từ đã sử dụng nhằm thể hiện vẻ đẹp của Thúy Vân như thế nào?

  1. Phúc hậu
  2. Qúy phái
  3. Gợi sự hòa hợp, êm đềm
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Từ “tố nga” để nói về ai?

  1. Chỉ Thúy Kiều
  2. Chỉ Hoạn Thư
  3. Chỉ Thúy Vân
  4. Đáp án A và C

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?

  1. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
  2. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.
  3. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
  4. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

Câu 2: Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

  1. Bút pháp phóng đại
  2. Bút pháp ước lệ tượng trưng
  3. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
  4. Bút pháp trần thuật

Câu 3: Trong bức chân dung tả Thúy Kiều tác giả đặc tả tài năng của Thúy Kiều như thế nào?

  1. Tài năng của Thúy Kiều xếp thứ hai, sau nhan sắc
  2. Tài cầm, kì, thi, họa theo chuẩn mực vẻ đẹp thời phong kiến
  3. Tài năng của Thúy Kiều nổi trội hơn hẳn là ở tài chơi đàn
  4. Tất cả đều đúng

Câu 4: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Liệt kê

Câu 5: Từ “ăn” trong câu “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa nào?

  1. Nghĩa gốc
  2. Nghĩa chuyển

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước Thuý Kiều?

  1. Vì Thuý Vân là nhân vật phụ.
  2. Vì Thuý Vân không đẹp bằng Thuý Kiều.
  3. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt thế của Kiều.
  4. Vì tác giả thích vẻ đẹp tròn đầy nhân hậu êm đềm của Thuý Vân.

Câu 2: Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến tự nhiên, tạo hóa phải thua, nhường dự báo trước cuộc đời của Thúy Vân sẽ thế nào?

  1. Cuộc đời tươi vui, không cần lo toan
  2. Cuộc đời êm ả, bình lặng, suôn sẻ sau này
  3. Cuộc đời gặp nhiều tai họa, sóng gió
  4. Cả 3 đáp án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay