Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 2: Sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 tlv: Sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2

TẬP LÀM VĂN: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Văn bản thuyết minh là:

  1. Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bảng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
  2. Kiểu văn bản phối kết hợp mọi phương thức biểu đạt chính với các biện pháp nghệ thuật nhằm làm nổi bật thông tin mà người nói (viết) cần triển khai.
  3. Kiểu văn bản mà trong đó người viết (nói) kể về một câu chuyện nào đó theo một cốt truyện định sẵn, đồng thời kết hợp thuyết minh về các sản phẩm có trong đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì?

  1. Trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân hoặc lập trường của các cơ quan, tổ chức về các sản phẩm, xu hướng trong xã hội,…
  2. Xây dựng hệ thống thông tin tham khảo về mọi sự vật, sự việc,… như một bách khoa toàn thư.
  3. Cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề... được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải là một phương pháp thuyết minh?

  1. Nêu định nghĩa
  2. Phân loại
  3. Liệt kê
  4. Thêu dệt

Câu 4: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?

  1. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng
  2. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn
  3. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ nhận thấy của đối tượng
  4. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện

Câu 5: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Từ lâu, dừa sáp nổi là đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè. Theo những người cao niên trong làng thì dừa sáp được trồng vào giữa thế kỉ XX do sư cả chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về. Nhìn bề ngoài thì cây dừa sáp cũng giống cây dừa ta. Sở di dừa được gắn với tên dừa sáp là vì cơm của nó vừa mềm, vừa xốp lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu đùng đục của sáp. Đặc biệt cơm dừa chiếm gần trọn cả gáo.

Thời gian trước, người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li đã có sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào. Ngày nay, người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa đá ở trong đó. Vị lạnh của đá được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại sư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi. Có lẽ nhờ hương vị tuyệt hảo của mỗi trái dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường.

  1. Tự sự và nghị luận
  2. Tự sự và miêu tả
  3. Thuyết minh và miêu tả
  4. Miêu tả và biểu cảm

Câu 6: Đoạn văn sau có phải là đoạn văn thuyết minh kết hợp với miêu tả không?

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân… Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không anh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dử ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…

  1. Không

Câu 7: Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?

  1. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
  2. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm
  3. Làm cho bài thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lí.'
  4. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.

Câu 8: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 – 10 – 1942, quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa III). Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Thuyết minh
  4. Nghị luận

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

  1. Không

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh?

Đi khắp Việt Nam nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành từng rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh về cây chuối?

  1. Liệt kê và so sánh
  2. Liệt kê và nhân hóa
  3. Nhân hóa và so sánh
  4. Nói quá và hoán dụ

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

  1. Nghị luận và thuyết minh
  2. Thuyết minh và miêu tả
  3. Tự sự và nghị luận
  4. Miêu tả và tự sự

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả?

  1. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân.
  2. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu.
  3. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy.
  4. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

Câu 5: Nhận định: "Đoạn văn dưới đây kết kết yếu tố miêu tả trong khi thuyết minh" là đúng hay sai?

Hồ Kim Ngưu dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc song, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa. Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu.Thiền sư Minh Không về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Đình Ngũ Xá thờ tổ sư Minh Không hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, chùa Ngũ Xá nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

  1. Sai
  2. Đúng
  3. Không thể xác định

Câu 6: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi.

(1) Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. (2) Người sành nhìn hình dáng quả bưởi đã có thể biết được bưởi vùng nào. (3) Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt đầu cuống và đầu núm. (4) Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. (5) Nâng trên lòng bàn tay, vỏ thấm vào da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm. (6) Chỉ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào vỏ, xung quanh nơi ấn màu vỏ sáng lên và li ti hiện ra một lớp tinh dầu mơ hồ thoảng mùi hương dìu dịu…

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu văn miêu tả?

  1. Câu (1) và (2)
  2. Câu (3) và (4)
  3. Câu (4) và (5)
  4. Câu (6) và (3)

Câu 7: Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội nên Hồ Tây đã đi vào ca dao xưa cũng như được nhiều nhà thơ của các thời đại dùng làm đề tài ngâm vịnh.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Cao Bá Quát, một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Nguyễn, đã từng miêu tả hồ Tây: “Tây hồ chân cá thị Tây Thi” nghĩa là hồ Tây đích thực là nàng Tây Thi. Đây là một cách ví von độc đáo nhưng thật đúng với hồ Tây, một thắng cảnh của thủ đô đẹp cả bốn mùa, lộng lẫy trong mùa xuân, rực rỡ trong mùa hè, thanh tú trong mùa thu, đằm thắm trong mùa đông.

  1. Đúng
  2. Sai

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Các câu sau đây có bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh về cây chuối. Câu nào không bổ sung yếu tố miêu tả?

  1. Thân cây chuối: nhẵn bóng, tròn và to như cái cột đình, nhưng có một màu xanh ngọt ngào, dịu mát.
  2. Lá chuối tươi: Từ thân ấy toả ra những tàu lá chuối màu xanh lục, lá già xoà ra xum xuê phí dưới, lá non cuộn tròn, đâm lên như một cuộn giấy học trò.
  3. Lá chuối khô: được dùng để đun bếp ở nông thôn. Ngày xưa, nhà tôi đã dùng cách đó trong một thời gian dài.
  4. Nõn chuối: là mầm của những chiếc lá chuối non cuộn tròn, nằm dọc trong ngọn của thân chuối, mang một màu xanh lục nhạt, pha vàng.

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách. Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. Đây, dân tộc đấy. Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch.

Câu hỏi: Câu nào không chứa yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?

  1. Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai.
  2. Chén của ta không có tai.
  3. Có uống nước cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng.
  4. Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch.

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

(1) Tục chơi quan họ ở các làng quê của Bắc Ninh, Bắc Giang thường gắn với hội làng, hội chùa. (2) Liền anh, liền chị ở các làng đi lại thăm hỏi, tặng quà rồi hát với nhau đến tận nửa đêm. (3) Bên cạnh những canh hát trong nhà còn có các canh hát ngoài trời mà hội Lim là một ví dụ. (4) Hội mở vào ngày 13 tháng giêng âm lịch. Quan họ các nơi có thể đến hát tự do trên đồi Lim. (5) Những nhóm quan họ nam và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội, mời nhau xơi trầu và nhận lời hát kết nghĩa giữa các làng. (6) Hát trên đồi và hát cả dưới thuyền. (7) Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.

Câu nào là câu miêu tả trong đoạn văn trên?

  1. (1), (2), (4)
  2. (2), (3), (5)
  3. (1), (5), (6)
  4. (7)

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

(1) Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. (2) Múa lân diễn ra vào những ngày Tết để chúc năm mới an khang, thịnh vượng. (3) Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. (4) Lần được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các hoạ tiết đẹp. (5) Múa lân rất sôi động với các động tác khoẻ khoắn, bài bản: lần chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột,... (6) Bên cạnh có ông Địa vui nhộn chạy quanh. (7) Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật.

Câu nào là câu miêu tả trong đoạn văn trên?

  1. (1), (3), (5), (7)
  2. (2), (4), (6)
  3. (3), (4), (5), (6)
  4. (2), (7)

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

(1) Một trò chơi truyền thống được phổ biến trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. (2) Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe thì nắm tay nhau cho chắc, lấy dấu vạch vôi ở giữa làm mốc được, thua. (3) Bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. (4) Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khoẻ, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. (5) Chính vì vậy, kéo co được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích.

Câu nào là câu miêu tả trong đoạn văn trên?

  1. (1), (5)
  2. (2), (3), (4)
  3. (2), (4), (5)
  4. Không có câu nào

Câu 6: Cho đoạn văn sau:

(1) Cờ người là trò chơi độc đáo của người Việt Nam, mang tính trí tuệ và thể hiện nét văn hoá truyền thống Á Đông. (2) Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có 16 người mặc đồng phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ. (3) Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng. (4) Khi muốn đi một nước cờ, người đấu gõ một tiếng trống báo cho người chạy cờ tới nghe lệnh. (5) Người này sẽ truyền đạt lại lệnh để quân cờ di chuyển. (6) Có thể người đấu cờ cầm lá cờ nhỏ, định đi quân nào thì trực tiếp phất cờ vào quân đó rồi dẫn đến vị trí mới.

Câu nào là câu miêu tả trong đoạn văn trên?

  1. (3)
  2. (5)
  3. (2), (4)
  4. Tất cả các câu

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Cho văn bản sau:

CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM

Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là "con đàn cháu lũ".

Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan tới cây chuối khi họ phải làm vườn, chăn nuôi và nội trợ, bởi cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả! Có lẽ trong các loài cây thì cây chuối là loài mang sẵn trong nó nhiều nhất các món ăn truyền lại của tổ tiên người Việt – Mường tự xa xưa cho tới ngày nay.

Quả chuối là một món ăn ngon. Nào chuối hương, chuối ngự, nào chuối sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn. Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc – không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da đẻ mịn màng. Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi, Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng có cái ngon cái bổ riêng không thay thế được. Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối,... Nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành phẩm vật thờ củng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả. Đấy là "chuối thờ". Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải. Ngày lễ, tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có thể thờ chuối chín.

Câu hỏi: Hãy giải thích nhan đề của văn bản.

  1. Nhan đề chỉ ra hướng miêu tả của bài thuyết minh là về đời sống của người dân Việt Nam.
  2. Nhan đề nêu lên trọng tâm của bài thuyết minh là về cây chuối nói chung ở các khía cạnh liên quan đến đời sống của người Việt Nam.
  3. Nhan đề chỉ ra những đặc điểm quan trọng của cây chuối trong đời sống Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng cao. Câu nào trong văn bản không thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?

  1. Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
  2. Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan tới cây chuối khi họ phải làm vườn, chăn nuôi và nội trợ, bởi cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả!
  3. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là "con đàn cháu lũ".
  4. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối.

Câu 3: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng cao. Đâu không phải câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối?

  1. Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
  2. Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.
  3. Có lẽ trong các loài cây thì cây chuối là loài mang sẵn trong nó nhiều nhất các món ăn truyền lại của tổ tiên người Việt – Mường tự xa xưa cho tới ngày nay.
  4. Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc – không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

Câu 4: Đọc văn bản ở câu 1 phần Vận dụng cao. Tác dụng của các yếu tố miêu tả trong văn bản là gì?

  1. Giúp cho người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.
  2. Duy trì sức hút về mặt ngôn từ cho văn bản, khiến cho văn bản trở nên mạch lạc, liên kết, tránh khô khan.
  3. Tăng cường tính chủ quan về cảm xúc của người viết trong văn bản thuyết minh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, mái trường, các nhân vật,... bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng thuyết minh,... cũng cần vận dụng biện pháp miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.
  2. Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh giống như miêu tả trong văn bản văn học, nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính hoặc tái hiện tình huống, mà chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học.
  3. Miêu tả trong văn bản thuyết minh cần thiết nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ.
  4. Lạm dụng miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ làm lu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay