Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 1 văn bản 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 văn bản 1: Phong cách Hồ Chí Minh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1

VĂN BẢN 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”

  1. Tác giả văn bản là Lê Anh Trà
  2. Xuất bản năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch HCM
  3. Thuộc thể loại văn bản miêu tả
  4. Nội dung văn bản cho thấy nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

Câu 2: Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” trong câu “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ” là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.” có nghĩa là gì?

  1. Quan niệm về cái đẹp
  2. Quan niệm về đạo đức
  3. Quan niệm về cuộc sống
  4. Quan niệm về nghề nghiệp

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản phong cách Hồ Chí Minh là:

  1. Tự sự kết hợp với thuyết minh.
  2. Tự sự kết hợp với nghị luận.
  3. Thuyết minh kết hợp với nghị luận.
  4. Miêu tả kết hợp với nghị luận.

Câu 4: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là:

  1. Tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Trí tuệ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  3. Phong cách làm việc và nếp sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Em hiểu từ “phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?

  1. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
  2. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
  3. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề.”

  1. Thuyết minh
  2. Nghị luận
  3. Biểu cảm
  4. Miêu tả

Câu 7: Phong cách sống của Hồ Chí Minh được tác giả so sánh với những ai?

  1. Các danh nho Trung Quốc: Lí Bạch, Khổng Tử
  2. Các vị lãnh tụ trên thế giới
  3. Các danh nho Việt Nam thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi
  4. Các vị lãnh tụ Việt Nam đương thời

                                                     

Câu 8: Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị của những nền văn hóa nào?

  1. Anh, Pháp, Mĩ.
  2. Phương đông, phương tây.
  3. Trung quốc, Lào.
  4. Châu Âu, Châu Á.

Câu 9: Từ “Văn hóa” trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được hiểu:

  1. Học vấn.
  2. Học tập.
  3. Học lực.
  4. Học hành.

Câu 10: Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

  1. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn trọng.
  2. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
  3. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người
  4. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao

Câu 11: Từ nào sau đây trái nghĩa với “truân chuyên”?

  1. Vất vả
  2. Nhọc nhằn
  3. Gian nan
  4. Nhàn nhã

Câu 12: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách của Hồ Chí Minh?

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

  1. Sử dụng phép nói quá
  2. Sử dụng phép đối lập
  3. Sử dụng phép tăng tiến
  4. Sử dụng phép nói giảm nói tránh

Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là:

  1. Nhà cách mạng lỗi lạc.
  2. Danh nhân văn hóa thế giới.
  3. Nhà hiền triết phương đông.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Tác giả của bài Phong cách Hồ Chí Minh là ai?

  1. Lê Anh Trà
  2. Phạm Văn Đồng
  3. Lê Duẩn
  4. Đặng Thai Mai

Câu 15: Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?

  1. Vĩ đại và bình dị
  2. Truyền thống và hiện đại
  3. Dân tộc và nhân loại
  4. Cả ba đáp án trên

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại nào?

  1. Tự sự
  2. Trữ tình
  3. Thuyết minh
  4. Nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện như thế nào?

  1. Nơi ở và nơi làm việc mộc mạc, đơn sơ
  2. Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
  3. Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối…
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống

“Đó là cách sống giản dị, đạm bạc nhưng rất… của Hồ Chí Minh.”

  1. Khác đời, hơn đời
  2. Đa dạng, phong phú
  3. Thanh cao
  4. Cầu kì, phức tạp

Câu 5: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

  1. Lãnh tụ
  2. Hiền triết
  3. Vua
  4. Danh nho

Câu 6: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào?

  1. Chứng minh
  2. Bình luận
  3. Giải thích
  4. Phân tích

Câu 7: Ý nào nói đúng nhất những phương diện thể hiện lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. Nơi ở và nơi làm việc
  2. Trang phục
  3. Ăn uống và nơi ở
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

… “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. 

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Nghị luận
  4. Thuyết minh

Câu 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

… “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Điểm giống nhau giữa Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhắc trong văn bản là?

  1. Có nhân cách, đạo đức, sống giản dị, thanh cao
  2. Có quyền lực cao trong xã hội
  3. Đều thích ở ẩn, không màng danh lợi
  4. Thích sống ngao du đó đây, tận hưởng cuộc sống

Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    (1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào?

  1. Cổ truyền và hiện đại
  2. Mới và hiện đại
  3. Lai tạo văn hóa của các nước phương Tây
  4. Cổ truyền và phong kiến

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết?

  1. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
  2. Không ảnh hưởng một cách thụ động.
  3. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
  4. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa của dân tộc.

Câu 2: Vì sao Hồ Chủ tịch lại có vốn văn hóa sâu rộng?

  1. Học tập để nói, viết thạo tiếng nước ngoài: Anh, Pháp, Hoa…
  2. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi từ thực tiễn lao động
  3. Tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. Kết hợp giữa kể và bình luận
  2. Sử dụng phép đối lập
  3. Sử dụng phép nói quá
  4. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt

Câu 4: Để viết mở bài phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh cần đảm bảo ý nào sau đây?

  1. Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
  2. Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Anh Trà và sơ lược tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
  3. Giới thiệu về phong cách sống.
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao?

  1. Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo
  2. Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ
  3. Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Bài học rút ra từ phẩm chất của Bác qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

  1. Tấm lòng nhân hậu bao dung
  2. Lối sống giản dị, thanh cao và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc
  3. Đức tính tiết kiệm
  4. Sự liêm chính trong công việc

Câu 7: Tại sao tác giả lại gọi Bác là “một nhân cách rất Việt Nam”?

  1. Vì Bác được sinh ra ở Việt Nam.
  2. Vì Bác tiếp thu văn hóa thế giới có chọn lọc và vẫn giữ cái gốc văn hóa dân tộc.
  3. Vì Bác là một người yêu nước vĩ đại.
  4. Vì Bác đã có công khai sinh ra đất nước Việt Nam.

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    (1) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (3) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (4) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn trên là?

  1. Nhân hóa, so sánh
  2. Nói quá, câu hỏi tu từ
  3. Điệp từ, liệt kê
  4. Nói giảm nói tránh

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Điểm khác biệt giữa văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà và văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng là gì?

  1. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
  2. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” nói về đức tính giản dị của Hồ Chủ tịch theo cái nhìn của chủ nghĩa hiện đại còn văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” thì nói về Hồ Chủ tịch từ kinh nghiệm thực tế.
  3. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” không đề cập đến đức tính giản dị của Hồ Chủ tịch mà nói về phong cách trong học tập, nghiên cứu và đấu tranh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải một việc làm / hoạt động của Bác Hồ để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng?

  1. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Pháp, Anh, Hoa, Nga,...)
  2. Qua việc tiếp xúc với các Nguyên thủ quốc gia của các cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô,…)
  3. Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau)
  4. Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm)

Câu 3: Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài. Ý nào sau đây không đúng trong việc chứng minh điều này?

  1. Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
  2. Lấy tư tưởng của học thuyết Mác – Lênin làm trọng tâm, chủ trương cào bằng dân tộc.
  3. Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực
  4. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được)

Câu 4: Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Câu nào chứng minh cho điều này?

  1. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
  2. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
  3. Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu không phải một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh?

  1. Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: "Có “hể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh", "”uả“như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích",..”
  2. Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản).
  3. Đan xen thơ Nguyễn Khuyến, cách dùng từ thuần Việt và từ mượn gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
  4. Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay