Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 3: Xưng hô trong hội thoại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Xưng hô trong hội thoại . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 3

TIẾNG VIỆT: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Xưng hô trong hội thoại được hiểu là:

  1. Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô
  2. Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm
  3. Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.
  4. Là sử dụng ngôn ngữ biểu đạt trong một cuộc giao tiếp

Câu 2: Trong nói chuyện trực tiếp, xưng hô là hành động diễn ra thường xuyên, liên tục và nó là lời nói của ai?

  1. Cả người nói và người nghe
  2. Người nói
  3. Người nghe
  4. Cần nhiều người cùng tham gia tạo nên cuộc giao tiếp

Câu 3: Trong câu "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ …"

Từ "chúng ta" trong câu trên chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để chỉ những ai?

  1. Những người lính
  2. Những nhà lãnh đạo cách mạng
  3. Toàn thể đồng bào cả nước
  4. Toàn thể nhân dân thế giới

Câu 4: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

Từ “chúng tôi” trong câu văn trên được ai dùng?

  1. Tất cả công dân trên thế giới
  2. Tất cả phụ nữ trên thế giới
  3. Tất cả trẻ em trên thế giới
  4. Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới

Câu 5: Ý nào dưới đây không bao gồm những từ ngữ xưng hô / có thể được dùng như từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

  1. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, cậu, thím, mợ
  2. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó
  3. Anh, chị, bạn, cậu, con nuôi, chúng sinh
  4. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh

Câu 6: Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp?

  1. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp
  2. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
  3. Dựa vào mục đích giao tiếp
  4. Tất cả đều đúng

Câu 7: Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô:

  1. Đa dạng, phức tạp và trùng lặp với nhau.
  2. Rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
  3. Rất cầu kì, kiểu cách, thể hiện rõ nét địa vị xã hội
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trong câu văn: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”, từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?

  1. Danh từ
  2. Phó từ
  3. Đại từ
  4. Chỉ từ

Câu 2: Từ xưng hô có thể cho ta biết điều gì?

  1. Vị thế, địa vị của những người tham gia giao tiếp
  2. Thái độ, tình cảm của những người tham gia giao tiếp
  3. Nguồn thu mà người nói có thể kiếm được từ người đối thoại
  4. Cả A và B.

Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

  1. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp
  2. Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe
  3. Xem xét mong muốn, nguyện vọng của người nghe
  4. Cả A và B.

Câu 4: Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:

Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

  1. Nhầm lẫn ở từ “thầy”. Đúng ra phải là “chú” / “anh”. Lí do: Học viên này không biết là “thầy” chỉ nên dùng trong môi trường giáo dục.
  2. Nhầm lẫn ở từ “thành hôn”. Lí do: Học viên này chưa học được phép lịch sự ở Việt Nam.
  3. Nhầm lẫn ở từ “chúng ta”. Đúng ra phải là “chúng tôi”. Lí do: Học viên này chưa phân biệt được sự khác nhau giữa “chúng tôi” và “chúng ta”.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho đoạn trích sau:

– Ông cho nhà cháu xin chiếc xe.

– Mày ở đâu, tên gì?

- Bẩm, cháu ở Thái Nguyên, tên Tí.

– Thẻ đâu, đưa đây xem.

– Mày có quen biết ai ở đây không?

– Thưa ông cháu ở mạn ngược mới về, không có ai quen biết.

– Thế mày đến đây thì ai đưa đến?

– Bẩm, xuống bến ô tô, cháu hỏi một người xe cháu gặp. Bác ta chỉ cho cháu đến đây.

– Mày đã "làm xe" lần nào chưa?

- Bẩm chúng cháu chưa làm bao giờ.

– Xe 102 đấy, cái thứ nhất đấy, nghe không? Đấy ra mà nhận.

Sự khác biệt trong cách xưng hô cho biết sự khác biệt nào về địa vị xã hội của hai nhân vật?

  1. Sự khác biệt phản ánh hai thân phận tuy có địa vị xã hội khác nhau nhưng cùng chung một chí hướng là làm nghề kéo xe.
  2. Sự khác biệt trong cách xưng hô không cho thấy sự khác biệt nào về địa vị xã hội của hai nhân vật vì đây chỉ là quan hệ chủ - tớ thông thường.
  3. Sự khác biệt phản ánh hai trạng thái về địa vị xã hội, một người theo truyền thống phương Đông và một người theo phong cách hiện đại phương Tây.
  4. Sự khác biệt phản ánh hai thân phận khác nhau: người phu xe mang phận làm thuê phải nhún nhường, lễ phép còn ông chủ cho mình có quyền sinh quyền sát nên rất khinh người, hống hách.

Câu 6: Xem đoạn hội thoại ở câu 5 phần Thông hiểu. Đâu là một câu nói “trống không”?

  1. Mày có quen biết ai ở đây không?
  2. Ông cho nhà cháu xin chiếc xe.
  3. Bẩm, xuống bến ô tô, cháu hỏi một người xe cháu gặp. Bác ta chỉ cho cháu đến đây.
  4. Xe 102 đấy, cái thứ nhất đấy, nghe không? Đấy ra mà nhận.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tìm các từ xưng hô trong cuộc hội thoại dưới đây:

"- Bu mày đâu?

- Bẩm bà, bu con đi vắng.

- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không"

  1. tao, bu con
  2. bu mày, tao, con mẹ mày
  3. bu mày, bà, bu con, mày, con mẹ mày, tao
  4. bu mày, bu con, con mẹ mày, tao, cái giống

Câu 2: Tìm các từ xưng hô trong đoạn thơ sau

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!".

  1. Bà và cháu
  2. Bà, cháu, bố, mày
  3. Bố và mày
  4. Mày

Câu 3: Cho đoạn trích sau:

Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây.". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.".

Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

  1. Đứa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường nhưng xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ “ta – ông”. => Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.
  2. Đứa bé gọi mẹ của mình không thực lòng, gọi sứ giả với thái độ hỗn xược, không có tôn ti. => Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé hư hỏng.
  3. Đứa bé gọi mẹ của mình và sứ giả với thái độ tôn kính => Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé ngoan hiền.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Cho đoạn trích sau:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thầy giáo già hoảng hốt:

– Thưa ngài, ngài là...

– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...

Cách xưng hô của vị tướng cho thấy điều gì?

  1. Cách xưng hô đó không thực lòng do vị tướng đang muốn cưới con gái của thầy.
  2. Cách xưng hô đó thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình.
  3. Cách xưng hô đó cho thấy được sư khoan dung, cao cả của vị tướng, không vì quyền cao, chức trọng mà quên thầy.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho nhận xét về những cách xưng hô như phụ huynh học sinh gọi thầy giáo (cô giáo) của con mình là “thầy (cô)”, một người đàn ông (phụ nữ) gọi em trai của mình là “chú (cậu)”.

  1. Đó là cách xưng hô nhằm bắt ép người đối thoại phải nể nang, không được đặt điều.
  2. Đó là cách người nói xưng hô thay cho vai của một người khác – một cách xưng hô rất phổ biến trong giao tiếp của người Việt.
  3. Đây là cách xưng hô không hợp lí vì nó làm mất đi tính tôn ti trật tự trong xã hội.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng “chúng tôi” chứ không xưng “tôi”. Giải thích vì sao.

  1. Làm vậy nhằm đại diện cho một tổ chức, một nhóm người thay vì xuất hiện đơn lẻ.
  2. Làm vậy nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
  3. Làm vậy là tuân theo quy định về văn bản khoa học, không cho phép sự tự do cá nhân mà luôn cần phải có tính phổ quát.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc đoạn trích sau:

Đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" đến nửa chừng. Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:

– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

- Co... o... ó...

Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hoà làm một...

Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác.

  1. Việc Bác, người đứng đầu nhà nước Việt Nam mới, xưng là “tôi” và gọi dân chúng là “đồng bào” tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
  2. Việc Bác, người đứng đầu nhà nước Việt Nam mới, xưng là “tôi” và gọi dân chúng là “đồng bào” khẳng định tính chất dân chủ của nước Việt Nam, xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và chế độ quân chủ chuyên chế trên toàn thế giới.
  3. Việc Bác xưng “tôi” là không hợp với tiêu chuẩn của một lãnh đạo quốc gia trong thời kì mới. Điều đó làm cho bầu không khí trở nên căng thẳng hơn.
  4. Cả A và B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay