Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 3: tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3

VĂN BẢN: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” là ở:

  1. Hội nghị về Quyền trẻ em họp tại Việt Nam năm 2002.
  2. Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York năm 1990.
  3. Hội nghị An sinh xã hội, chuyên đề bảo vệ trẻ em trên toàn cầu, họp tại London năm 1981.
  4. Không ở đâu. Đây là một văn bản phát đi của tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 2000.

Câu 2: Các nhiệm vụ đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào?

  1. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay
  2. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay
  3. Luật pháp quốc tế về quyền con người
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các nước trên thế giới đối với trẻ em?

  1. Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em
  2. Quan tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em tàn tật
  3. Tăng cường cho trẻ em tham gia lao động từ sớm
  4. Đảm bảo cho trẻ em được học hết giáo dục cơ sở và không để em nào mù chữ.

Câu 4: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được bố cục thành mấy phần?

  1. Ba
  2. Năm
  3. Hai
  4. Bốn

Câu 5: Đại dịch nguy hiểm nào được nhắc đến trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”?

  1. Ma túy.
  2. Cúm gia cầm.
  3. Mại dâm.
  4. AIDS.

Câu 6: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đề cập đến vấn đề:

  1. Bảo vệ môi trường sống
  2. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
  3. Phát triển kinh tế xã hội
  4. Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ

Câu 7: Ở phần cơ hội, em nhận thấy có điều gì thuận lợi trong sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh hiện nay?

  1. Sự liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia về công ước, quyền trẻ em
  2. Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế
  3. Ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Nên đánh giá như thế nào về các nhiệm vụ đặt ra trong bản tuyên bố này?

  1. Không có tính khả thi
  2. Cụ thể và toàn diện
  3. Không phù hợp với thực tế
  4. Chưa đầy đủ

Câu 9: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” là:

  1. Tăng cường giáo dục
  2. Đảm bảo quyền bình đẳng.
  3. Tăng cường sức khỏe
  4. Kế hoạch hóa gia đình.

Câu 10: Những vấn đề nêu ra trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” liên quan đến thời điểm lịch sử nào?

  1. Đầu thế kỉ 19.
  2. Đầu thế kỉ 20.
  3. Cuối thế kỉ 19.
  4. Cuối thế kỉ 20.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nội dung phần “Sự thách thức” của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” là gì?

  1. Nêu ra những giải pháp để giúp đỡ trẻ em ở những nước nghèo
  2. Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới
  3. Sự giúp đở của các nước tên thế giới.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Nhận đình nào nói đúng nhất những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay được trình bày trong phần “Cơ hội”?

  1. Khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển
  2. Nền kinh tế thế giới đã có những tăng trưởng đáng kể
  3. Sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng
  4. Sự chăm sóc chu đáo của gia đình, nhà trường

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”?

  1. Là một văn bản biểu cảm
  2. Là một văn bản tự sự
  3. Là một văn bản thuyết minh
  4. Là một văn bản nhật dụng

Câu 4: Ở phần “Sự thách thức”, bản “Tuyên bố” nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới ra sao?

  1. Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài
  2. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp
  3. Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Ở phần “nhiệm vụ” bản “Tuyên bố” nêu nhiều điểm mà quốc gia, cộng đồng quốc tế phải nỗ lực phối hợp hành động?

  1. Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh khó khăn
  2. Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu
  3. Để trẻ nhận thức được nguồn gốc, giá trị của bản thân trong môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Qua bản “Tuyên bố”, cho thấy tầm quan trọng, tính cấp bách của nhiệm vụ toàn cầu, vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 7: Lời văn của phần Nhiệm vụ thế nào?

  1. Mang nhiều ẩn ý sâu xa
  2. Đơn giản, dân dã
  3. Dứt khoát, mạch lạc và rõ ràng
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Để thực hiện được nhiệm vụ, bản tuyên bố đề cách thức hoạt động như thế nào?

  1. Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xóa đói giảm nghèo
  2. Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế
  3. Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm sóc trẻ em
  4. Các nước phát triển cần cắt giảm bớt chi phí cho lĩnh vực quân sự, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc

Câu 2: Theo em, phần in đậm trong đoạn văn sau nói về nội dung gì?

Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

  1. Nghĩa vụ của trẻ em
  2. Quyền của trẻ em
  3. Quyền của mọi công dân
  4. Nghĩa vụ của người lớn đối với trẻ em

Câu 3: Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” trong đoạn văn có tác dụng gì?

Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắn, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

  1. Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm
  2. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em
  3. Nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng
  4. Nhấn mạnh những điều trẻ em cần tránh

Câu 4: Văn bản đã đưa ra điều kiện thuận lợi cơ bảo nào để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em?

  1. Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền của trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
  2. Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.
  3. Sự quan tâm cụ thể của Đảng và Nhà nước, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân về vấn đề này
  4. Cả A và B.

Câu 5: Nghĩa của từ nào sau đây không đúng?

  1. Thôn tính: khống chế chính quyền thuộc địa nhằm thu lợi nhuận cao từ khai thác tài nguyên, thuê nhân công rẻ mạt,… mà không bị thế giới quy tội là xâm lược.
  2. Tị nạn: lánh đi ở nơi khác để tránh những nguy hiểm, đe doạ do chiến tranh hoặc tình hình chính trị gây ra cho mình.
  3. Công ước: điều ước do nhiều nước cùng kí kết để quy định các nguyên tắc, thể lệ cho từng vấn đề trong quan hệ quốc tế.
  4. Giải trừ quân bị: giảm bớt hoặc hạn chế vũ khí và lực lượng vũ trang của các nước.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Dưới đây là các phần trong bố cục bản “Tuyên bố”. Ý nào không đúng?

  1. Hai đoạn đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.
  2. Phần Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
  3. Phần Cơ hội: Nêu ra khả năng tư duy phong phú và đa dạng của trẻ em và đặc biệt nhấn mạnh khả năng phát triển của trẻ em trong thời kì hiện đại, toàn cầu hoá.
  4. Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên một cách hợp lí bởi dựa trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế.

Câu 2: Bản “Tuyên bố” đã xác định nhiều nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia. Đó không phải là những nhiệm vụ:

  1. Từ tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục cho trẻ em
  2. Từ việc thay đổi chính sách lao động đến quyền tự chủ trong học tập
  3. Từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội
  4. Từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội,...

Câu 3: Đâu không phải một nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

  1. Bảo vệ trẻ em sống lành mạnh là nhiệm vụ cấp bách trong đảm bảo an ninh xã hội, phát triển kinh tế và duy trì nguồn tài nguyên dữ liệu cho nghiên cứu trẻ nhỏ.
  2. Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
  3. Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
  4. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay