Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2

VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”?

  1. Gabriel Garcia Marquez
  2. William Shakespeare
  3. John Neal
  4. Henry Nash Smith

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về tác giả của văn bản?

  1. Sinh năm 1928, là nhà văn người Colombia
  2. Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” (1967).
  3. Bà được nhận giải thưởng Nobel về văn học năm 1982.
  4. Khi García Márquez qua đời vào 04/2014, Juan Manuel Santos, tổng thống Colombia, đã gọi tác giả là "người Colombia vĩ đại nhất từng sống."

Câu 3: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

  1. Tự sự
  2. Nghị luận
  3. Thuyết minh
  4. Miêu tả

Câu 4: Dựa vào đặc điểm nào để khẳng định văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vào phương thức nghị luận?

  1. Vì văn bản sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh kết hợp với tự sự.
  2. Vì văn bản có luận điểm, luận cứ rõ ràng và sử dụng các phép lập luận.
  3. Vì văn bản kể lại diễn biến của một câu chuyện theo trình tự thời gian.
  4. Vì văn bản sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn biểu cảm.

Câu 5: Để chứng minh cho sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tác giả nêu số liệu so sánh "Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít" tương đương với:

  1. Chi phí phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
  2. Chi phí chế tạo 100 máy bay ném bom.
  3. Chi phí dinh dưỡng cho 575 triệu người.
  4. Chi phí chế tạo 27 tên lửa MX.

Câu 6: Nội dung chính của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”:

  1. Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
  2. Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
  3. Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, có ý nghĩa gì?

  1. Chỉ hành động đe dọa người khác bằng vũ khí nguy hiểm.
  2. Chỉ một thanh gươm cực kì quý báu.
  3. Chỉ mối nguy cơ đe dọa trực tiếp, cực kì nguy hiểm.
  4. Chỉ một nguy cơ tiềm ẩn, có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.

Câu 8: Chi tiết nào không đúng khi nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém:

  1. Dẫn ví dụ về y tế
  2. Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm
  3. Dẫn ví dụ về giáo dục
  4. Dẫn ví dụ về văn hóa

Câu 9: Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

  1. Vì chủ đích của người viết
  2. Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để bảo vệ hoà bình, tránh thảm hoạ diệt vong
  3. Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 10: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?

  1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất
  2. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại để ngăn chặn nguy cơ đó
  3. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang
  4. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong bài viết nhằm mục đích gì?

  1. Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
  2. Làm cho mọi người thấy chi cho những lĩnh vực này tốn kém
  3. Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được
  4. Thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề thời sự nóng hổi

Câu 2: Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục… là gì?

  1. Lập luận giải thích
  2. Lập luận chứng minh
  3. Kết hợp giải thích và chứng minh
  4. Không có các thao tác trên

Câu 3: Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?

  1. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực
  2. Vì theo tác giả, cả hai luận điểm đều quan trọng, sắp xếp luận điểm thế nào cũng được
  3. Vì tác giả coi luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình quan trọng hơn
  4. Vì tác giả coi “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất” là luận điểm quan trọng hơn

Câu 4: Ý nào không phải là lí do mà tác giả đề nghị mở một nhà băng lưu giữ trí nhớ”?

  1. Để nhân loại biết rằng sự sống tồn tại trên tất cả đau khổ và hạnh phúc
  2. Để nhân loại tương lai biết rõ những thủ phạm gây ra những nối lo sợ, khổ đau cho con người
  3. Để nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân
  4. Để nhân loại tương lai biết rằng những phát minh dã man nào xóa bỏ cuộc sống khỏi vũ trụ này.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau:

"(1) Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi... (3)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó." (“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)

Trong câu (1) của đoạn văn trên, chủ ngữ đã bị tác giả lược bỏ. Tìm cụm từ thích hợp nhất trong số các cụm từ dưới đây để khôi phục lại chủ ngữ cho câu.

  1. Chạy đua vũ trang.
  2. Nạn phân biệt chủng tộc.
  3. Chiến tranh hạt nhân.
  4. Chủ nghĩa đế quốc.

Câu 6: Nhận định chính xác nhất về nét đặc sắc nghệ thuật viết văn của Mắc két thể hiện trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

  1. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
  2. Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau
  3. Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục
  4. Kết hợp các nhận định trên

Câu 7: Ngoài nét đặc sắc nghệ thuật được nói đến ở câu 6 phần Thông hiểu, còn có các yếu tố nào, đặc sắc về mặt nghệ thuật nào giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết?

  1. Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc
  2. Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình của người viết
  3. Cách đặt vấn đề thông minh, sắc sảo
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8: Đâu là hoàn cảnh ra đời của văn bản?

  1. Sau khi chứng kiến những hậu quả, đau thương vô cùng to lớn của chiến tranh Iran – Iraq (1980 – 1988), nhà văn G. Marquez đã viết một bài báo gửi lên Liên hợp quốc. Văn bản được trích từ bài báo của ông.
  2. Tháng 08/1986, một số nguyên thủ quốc gia họp tại Mexico đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hoà bình thế giới. Nhà văn Marquez được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản được trích từ tham luận của ông.
  3. Vào đầu những năm 2000, ngày càng có nhiều nước chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Mĩ và Nga không còn có thể kiểm soát được tình hình này. Tháng 03/2002, Liên hợp quốc tổ chức cuộc thảo luận về hoà bình. Nhà văn Marquez được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản được trích từ tham luận của ông.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Cách nói ẩn dụ của tác giả “Dịch hạch” hạt nhân cần được hiểu là:

  1. Vũ khí hạt nhân đe doạ loài người như nguy cơ bệnh dịch hạch
  2. Bệnh dịch hạch có thể trở thành vũ khí hạt nhân.
  3. Vũ khí hạt nhân được chế tạo phần lớn từ các thành tố cấu tạo nên bệnh dịch hạch
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Cách lập luận nào của tác giả Marquez khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?

  1. Xác định thời gian cụ thể
  2. Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân
  3. Đưa những tính toán lí thuyết
  4. Tất cả đều đúng

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Đâu là luận điểm của văn bản?

  1. Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất
  2. Chi phí tiêu tốn cho chạy đua vũ trang ngày càng tốn kém, lãng phí và gây ra nhiều hệ luỵ khác
  3. Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại
  4. Cả A và C.

Câu 2: Theo văn bản, luận cứ nào sau đây không đúng?

  1. Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt tư duy của loài người và các loài sinh vật khác trên Trái Đất và có thể là trong cả hệ mặt trời.
  2. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,... với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của việc đó.
  3. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
  4. Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Câu 3: Khi lập luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, cách vào đề của tác giả như thế nào?

  1. Trực tiếp và bằng những chứng cứ rất xác thực
  2. Gián tiếp và bằng những lời lẽ mỉa mai, châm biếm
  3. Đặc sắc, nói lên tương quan giữa các lĩnh vực của đời sống
  4. Cả A và C.

Câu 4: Những lĩnh vực mà tác giả đưa ra để so sánh với việc sản xuất vũ khí huỷ diệt hàng loạt đều là:

  1. Những lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ với vũ khí hạt nhân.
  2. Những thành tố quan trọng để thu được lợi nhuận cho việc tổ chức quân đội.
  3. Những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là với các nước nghèo, chưa phát triển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu không phải một so sánh của tác giả?

  1. Số tiền bỏ ra cho chương trình giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới năm 1981 của UNICEF chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 mày bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.
  2. Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít, trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng từ nay đến năm 2000, cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cũng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi.
  3. Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX....
  4. Chỉ hai mươi chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Câu 6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người là gì?

  1. Chúng ta cần lật đổ các nước sản xuất vũ khí hạt nhân, thay thế chính quyền các nước đó bằng những con người nhân nghĩa
  2. Chúng ta cần phải đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình
  3. Chúng ta cần loại bỏ các nước lớn ra khỏi vị trí Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì họ chẳng làm được gì ngoài chiến tranh trên danh nghĩa nhân đạo
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Sau khi đã chỉ ra một cách hết sức rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, tác giả:

  1. Dẫn người đọc đến sự lo âu mang tính bị quan về vận mệnh của nhân loại
  2. Không dẫn người đọc đến sự lo âu mang tính bị quan về vận mệnh của nhân loại, mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình.
  3. Dẫn người đọc hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình nhưng vẫn hàm ý về sự bi quan cho vận mệnh của nhân loại vì những hành động của chúng ta là chưa đáng kể.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng những lập luận của mình. Đâu là một trong những lập luận đó?

  1. Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ này, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản : "Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ : tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất".
  2. Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: Kho vũ khí ấy "có thể tiêu diệt tất cả tư duy của loài người và các loài sinh vật khác trên Trái Đất và có thể là trong cả hệ mặt trời.
  3. Tác giả nhấn mạnh: “Không một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ vượt bậc như ngành công nghệ sản xuất vũ khí kể từ khi nó ra đời cách đây 94 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh của thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

(1) Để làm rõ luận cứ “Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên”, tác giả đã đưa ra những luận về xu hướng vận động và tiến hoá của Trái đất từ quá khứ tới tương lai. (2) Tất cả cho thấy, sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm: "Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi". (3) Từ đó dẫn đến một nhận thức thật rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân: Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. (4) Với luận cứ này, hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.

Câu nào trong đoạn phân tích trên không đúng?

  1. (1)
  2. (2)
  3. (3)
  4. (4)

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về văn bản?

  1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
  2. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người.
  3. Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân chỉ là nhiệm vụ thứ yếu, thay đổi tư duy theo hướng tích cực mới là quan trọng.
  4. Bài viết của Marquez đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay