Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 6: thuật ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: thuật ngữ . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 6

TIẾNG VIỆT: THUẬT NGỮ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Thuật ngữ là gì?

  1. Là từ hoặc cụm từ cố định, được sử dụng theo quy ước của một lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học nhất định.
  2. Là những từ ngữ về chủ đề ma thuật, phép thuật, thường được dùng phổ biến trong truyện, phim.
  3. Là những từ ngữ dùng để thuật lại một vấn đề gì đó.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ta có khó có thể tìm hiểu nghĩa của thuật ngữ ở đâu?

  1. Internet
  2. Những người không có chuyên môn về chủ đề mà bạn quan tâm
  3. Sách chuyên ngành
  4. Từ điển chuyên ngành.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Có những từ ngữ khi thì được dùng với tư cách là một thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường.
  2. Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường.
  3. Muốn xác định được một từ ngữ có phải là thuật ngữ hay không, cần phải dựa vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
  4. Thuật ngữ có tính chất khái quát hoá cao, mang tính trung tâm so với những từ ngữ thông thường.

Câu 4: “Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. Ngụ ngôn
  2. Chuyện ngụ ngôn
  3. Bản đồ
  4. Tấm bản đồ

Câu 5: “Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. Mặc khải
  2. Nghiên cứu
  3. Triết học
  4. Nhà tư tưởng

Câu 6: “Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. Con chữ
  2. Văn hoá
  3. Văn hoá, đất nước
  4. Dân tộc

Câu 7: Thuật ngữ là gì?

  1. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học
  2. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
  3. Là những từ biểu thị khái niệm có trong cuộc sống, được sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 8: Thuật ngữ thường có tính biểu cảm, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: “Thời nay, với sự xuất hiện của Internet và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.”

  1. Internet
  2. Internet, sách điện tử
  3. Chữ in
  4. Giấy

Câu 2: “Những ngày này, ở làng Phù Đổng đang diễn ra hội Gióng.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. Ngày
  2. Làng
  3. Hội
  4. Không có

Câu 3: “Tôi may mắn hơn hàng vạn người khác khi được sống trong một gia đình ấm áp, đầy tình thương và tiếng cười.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. May mắn
  2. May mắn, gia đình
  3. Tình thương
  4. Không có.

Câu 4: “Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, ngoài việc biết đếm những vật thể vật lý, con người thời tiền sử có thể cũng đã biết đếm những đại lượng trừu tượng như thời gian - ngày, mùa, và năm.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. Bằng chứng, khảo cổ học, vật lí, tiền sử, đại lượng
  2. Trừu tượng, ngày, tháng, năm
  3. Khảo cổ học, tiền sử, đại lượng
  4. Không có

Câu 5: “Nền văn minh Minoan đạt đến đỉnh cao trên đảo Crete vào khoảng năm 2700 đến 1450 trước Công nguyên.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên.

  1. Nền văn minh, Công nguyên
  2. Nền văn minh
  3. Minoan
  4. Đảo Crete

Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?

  1. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít
  2. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
  3. Văn học Nga chỉ ngành văn học được viết bằng tiếng Nga hoặc do những người mang quốc tịch Nga viết.
  4. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, có trong sông, hồ, biển,…

Câu 7: Từ “số thập phân” là thuật ngữ khoa học của ngành nào?

  1. Toán học
  2. Văn học
  3. Lịch sử
  4. Vật lý

Câu 8: Một thuật ngữ có thể biểu thị cho nhiều khái niệm của nhiều ngành. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Để làm được bài toán đó, chỉ dùng công thức tính vận tốc là chưa đủ, bạn còn phải sử dụng công thức tính gia tốc.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên và giải thích tại sao.

  1. Công thức, vận tốc, gia tốc vì đây là những từ ngữ chuyên ngành vật lí.
  2. Vận tốc, gia tốc vì đây là các đại lương vật lý.
  3. Bài toán vì bài toán đang đề cập đến ở đây mới là thứ có tính chuyên môn còn vận tốc, gia tốc thì không.
  4. Không có vì các từ chỉ dùng với nghĩa thông thường, không mang tính chuyên môn.

Câu 2: “Trong hình học, một hình tròn là vùng trong mặt phẳng giới hạn bởi một vòng tròn.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên và giải thích tại sao.

  1. Hình tròn vì có sự giải thích về mặt chuyên môn ở đây.
  2. Hình học, hình tròn, mặt bằng vì đây là những từ ngữ chuyên ngành Toán học.
  3. Giới hạn vì nó chỉ cách thức tạo nên không gian.
  4. Không có vì các từ chỉ dùng với nghĩa thông thường, không mang tính chuyên môn.

Câu 3: “Đầu tiên, bạn nên vẽ hình vuông trước rồi vẽ sang hình cầu, cuối cùng tô màu là xong.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên và giải thích tại sao.

  1. Vuông, cầu. Đây là những từ ngữ chính.
  2. Hình vuông, hình cầu. Đây là những thuật ngữ của Toán học.
  3. Đầu tiên, rồi, cuối cùng. Đây là những từ ngữ trong Văn học.
  4. Không có vì các từ chỉ dùng với nghĩa thông thường, không mang tính chuyên môn.

Câu 4: Từ “di truyền” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?

  1. Hóa học
  2. Sinh học
  3. Kinh tế học
  4. Mĩ thuật

Câu 5: Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?

  1. Muối là tinh thể trắng, không mùi, vị mặn, thường được tách từ nước biển, dùng để ăn (không phải thuật ngữ)
  2. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
  3. Muối là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
  4. Thạch nhũ là sản phẩm hoàn thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a-xít các-bô-nic

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: “Có thằng đấy nữa thì ngon rồi, nó rê bóng kĩ thuật lắm đấy.”

Hãy chỉ ra thuật ngữ trong câu trên và giải thích tại sao.

  1. Rê bóng vì đây một cách kiểm soát bóng và di chuyển.
  2. Kĩ thuật vì đây là một từ chuyên môn chỉ những ngành liên quan đến cơ khí máy móc.
  3. Ngon vì đây là một loại cảm giác của con người.
  4. Không có vì các từ chỉ dùng với nghĩa thông thường, không mang tính chuyên môn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay