Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 4: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4

TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?

  1. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
  2. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp
  3. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình
  4. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?

  1. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật
  2. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp
  3. Lời nói của nhận vật được trích dẫn nguyên văn
  4. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Một

Câu 4: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:

  1. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}
  2. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []
  3. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn ()

Câu 5: Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?

  1. Gián tiếp
  2. Trực tiếp

Câu 6: Các từ LÀ, RẰNG nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?

  1. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp
  2. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp
  3. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp

Câu 7: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng:

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng: Nếu như chẳng có sông Hương / Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5) Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

  1. Các câu (1) (2) (3) (4)
  2. Các câu (1) (3) (4)
  3. Các câu (1) (2) (4)
  4. Các câu (5) (4) (3)

Câu 2: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?

  1. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.
  2. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.
  3. Được dùng chủ yếu để tăng độ dãn cách cho văn bản
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...

  1. Nhắc lại ý chính
  2. Nhắc lại nguyên văn
  3. Nhắc lại một phần

Câu 4: Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác:

  1. Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
  2. Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
  3. Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
  4. Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có lời dẫn trực tiếp?

  1. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.
  2. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  3. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  4. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.

Câu 6: Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp?

  1. Cúc nói với Mai: “Bố của tôi rất nghiêm khắc”
  2. Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc.
  3. Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc.
  4. Cúc nói với Mai rằng: bố của tôi rất nghiêm khắc.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Lời nói bên trong (ý nghĩ) và lời nói bên ngoài (lời được nói ra):

  1. Tuy giống nhau về nội dung nhưng vẫn khác nhau về tác dụng thực tế
  2. Tuy giống nhau về tác dụng thực tế nhưng vẫn khác nhau về nội dung
  3. Tuy giống nhau về hình thức thể hiện nhưng lại khác nhau về mức độ phản ánh
  4. Tuy giống nhau về mức độ phản ánh nhưng lại khác nhau về hình thức thể hiện.

Câu 2: Nó cứ làm in như nó trách tội; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".

Lời dẫn trong đoạn trên là:

  1. Ý nghĩa của tác giả gắn cho nhân vật
  2. Lời nói của con chó
  3. Ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó
  4. Cách dẫn gián tiếp của nhân vật cho con chó

Câu 3: Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...".

Cách dẫn trong đoạn trên là:

  1. Cách dẫn trực tiếp
  2. Cách dẫn gián tiếp
  3. Cách dẫn trực tiếp tự thân
  4. Cách dẫn gián tiếp suy nghĩ

Câu 4: Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toc toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đẩy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?".

Trong đoạn trích trên, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

  1. Lời nói. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm.
  2. Lời nói. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
  3. Ý nghĩ. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm.
  4. Ý nghĩ. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 5: Câu sau đây của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai:

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Dùng câu trên làm lời dẫn trực tiếp để viết tiếp vào chỗ có dấu ba chấm /.../ trong câu sau: “Trong bài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Giáo sư Đặng Thai Mai viết /.../”

  1. … viết người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
  2. … viết người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của họ.
  3. … viết “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.”
  4. … viết “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của họ.”

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Kinh nghiệm sống cho thấy rằng ý nghĩ trong đầu và lời nói ra luôn hoàn toàn đồng nhất.
  2. Khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời trao đổi của các nhân vật trong truyện thường được dẫn trực tiếp và được gọi là lời thoại.
  3. Việc dùng từ đệm “rằng” hoặc “là” gặp nhiều hơn trong ngôn ngữ nói (vì trong ngôn ngữ nói không có cái tương đương với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép của ngôn ngữ viết).
  4. Sự có mặt các từ “rằng”, “là” hay khả năng thêm chúng vào sau động từ trong câu là căn cứ để phân biệt câu chứa lời dẫn với câu không chứa lời dẫn

Câu 2: Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.

Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tỉa, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:

– Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.

  1. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tỉa, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”
  2. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tỉa, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.
  3. Vũ Nương nhân đây cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương (rằng) nếu anh còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.
  4. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay