Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 10: bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10

VĂN BẢN: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là:

  1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
  2. Trong kháng chiến chống Pháp
  3. Sau đại thắng mùa xuân 1975
  4. Trong kháng chiến chống Mĩ

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?

  1. Giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, trẻ trung.
  2. Giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.
  3. Giọng tự trào mà sâu sắc them thía.
  4. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.

Câu 3: Qua những dòng thơ ta thấy tác giả là người như thế nào?

  1. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh
  2. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn
  3. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch
  4. Tất cả đều đúng

Câu 4: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

  1. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả
  2. Biểu cảm, tự sự, miêu tả
  3. Miêu tả, tự sự, thuyết minh
  4. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Câu 5: Hai câu thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn / Không có mui xe, thùng xe có xước” sử dụng biện pháp nghệ thuật?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Liệt kê
  4. Nói quá

Câu 6: Phạm Tiến Duật từng học ở đâu?

  1. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. Đại học Tổng hợp
  4. Đại học Nhân văn

Câu 7: Phạm Tiến Duật tham gia cuộc kháng chiến nào?

  1. Kháng chiến chống Pháp
  2. Kháng chiến chống Mỹ
  3. Kháng chiến chống Nhật
  4. A và B

Câu 8: Đâu không phải là tập thơ chính của Phạm Tiến Duật?

  1. Vầng trăng quầng lửa
  2. Đầu súng trăng treo
  3. Ở hai đầu núi
  4. Thơ một chặng đường

Câu 9: Thơ của Phạm Tiến Duật được sáng tác nhiều trong thời kỳ nào?

  1. Thời kỳ tham gia quân ngũ
  2. Khi đất nước hòa bình
  3. Khi ông còn là sinh viên
  4. B và C

Câu 10: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có bố cục gồm mấy phần?

  1. Gồm 3 phần
  2. Gồm 4 phần
  3. Gồm 5 phần
  4. Gồm 6 phần

Câu 11: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Tự do
  4. Ngũ ngôn

Câu 12: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Nghị luận
  4. Thuyết minh

Câu 13: Tư thế hiên ngang của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào?

  1. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
  2. Những chiếc xe từ trong bom rơi/ Đã về đây họp thành tiểu đội.
  3. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa, như ùa vào buồng lái.

Câu 14: Tinh thần đồng đội của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào?

  1. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
  2. Những chiếc xe từ trong bom rơi/ Đã về đây họp thành tiểu đội.
  3. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa, như ùa vào buồng lái.

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu sau:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

- Bụi phun tóc trắng như người già

- Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

  1. So sánh
  2. Liệt kê
  3. Nhân hóa
  4. Nói quá

Câu 2: Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có ý nghĩa gì?

  1. Phơi bày sự khốc liệt của chiến tranh.
  2. Thể hiện sự lạc quan của người lính.
  3. Cho thấy chất thơ trong gian khổ
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 3: Cảm xúc bao trùm lên “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì?

  1. Nỗi nhớ thương đồng đội
  2. Sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội
  3. Sự xót xa của người lính với đồng đội
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào?

  1. Cùng viết về người lính
  2. Cùng viết theo thể thơ tự do
  3. Cùng nói lên sự hi sinh của người lính
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Hình ảnh trung tâm của bài thơ là?

  1. Những chiếc xe
  2. Người lính
  3. Thiên nhiên
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hóa và hoán dụ
  2. Nhân hóa và ẩn dụ
  3. Ẩn dụ và hoán dụ
  4. Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?

  1. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
  2. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội
  3. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Hình ảnh những chiếc xe được tác giả miêu tả như thế nào?

  1. Trần trụi, chân thực
  2. Lãng mạn, thi vị
  3. Phóng đại, cường điệu
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Cụm từ “ừ thì” thể hiện điều gì?

  1. Sự buông xuôi, chấp nhận số phận
  2. Sự lạc quan, mặc kệ những khó khăn
  3. Sự lo lắng vì khó khăn thay nhau ập đến
  4. Nỗi sợ hãi không biết ngày mai ra sao.

Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Khổ thơ trên đã ngợi ca vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn?

  1. Vẻ đẹp kiên trung, anh dũng của người lính khi đối đầu kẻ thù.
  2. Tình yêu thương, sự đoàn kết của người lính cụ Hồ.
  3. Sự hóm hỉnh, vui tươi, lạc quan của người lính chống Mỹ.
  4. Cho thấy tình cảm gia đình thiêng liêng của người lính trong chiến tranh.

Câu 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Xét theo cấu tạo, từ “chông chênh” thuộc loại từ nào?

  1. Từ đơn
  2. Từ ghép
  3. Từ láy
  4. Từ đặc biệt

Câu 12: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

  1. Vì đây là những chiếc xe chiến đấu số 1 trong thời chiến
  2. Vì tác giả đưa toàn bộ hiện thực khốc liệt của chiếc xe vào trong thơ
  3. Vì chiếc xe hiện lên một cách lãng mạn, đầy chất thơ
  4. Cả ba phương án trên

Câu 13: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của người lính?

  1. Lòng dũng cảm, không ngại hiểm nguy.
  2. Tình đồng đội, đồng chí thắm thiết.
  3. Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí sắt đá.
  4. Tất cả các phương án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?

  1. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung
  2. Làm nổi bật những khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến
  3. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước
  4. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ này?

  1. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
  2. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội
  3. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Giọng điệu bài thơ được thể hiện thế nào?

  1. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng được miêu tả
  2. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả
  3. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả
  4. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả

Câu 4: Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trương Sơn thời chống Mỹ được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào?

  1. Hoàn cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
  2. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
  3. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
  4. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật?

  1. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
  2. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội.
  3. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
  4. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu là động lực lớn nhất giúp người lính lái xe vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ?

  1. Vì những người thân yêu ở quê hương đang chờ đợi
  2. Vì những lợi ích sau cuộc chiến
  3. Vì đồng bào miền Nam và khát khao thống nhất đất nước
  4. Vì chỉ thị của Nhà nước

Câu 2: Qua những hình ảnh những chiếc xe không kính ta thấy tác giả là người như thế nào?

  1. Có sự am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh
  2. Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường lửa đạn
  3. Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi và tinh nghịch
  4. Cả A, B, C đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay