Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 13: Làng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Làng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 13

VĂN BẢN: LÀNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1: Kim Lân xuất thân từ gia đình như thế nào?

  1. Gia đình quan lại sa sút
  2. Gia đình quý tộc
  3. Gia đình nghèo
  4. Gia đình trí thức, truyền thống cách mạng

Câu 2: Hoàn cảnh của Kim Lân có điều gì đặc biệt?

  1. Ông chỉ học đến bậc tiểu học và làm nhiều nghề mưu sinh
  2. Ông học cao và được đi du học ở Liên Xô
  3. Ông vừa học vừa tham gia chiến đấu
  4. Cuộc sống của đứa trẻ với tuổi thơ nhiều bất hạnh

Câu 3: Trong thời kỳ phục vụ cách mạng, Kim Lân đã tham gia các hoạt động nào?

  1. Viết văn, làm báo
  2. Diễn kịch
  3. Đóng phim
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Truyện của Kim Lân viết về đối tượng nào là chủ yếu?

  1. Tầng lớp trí thức
  2. Tầng lớp thị thành
  3. Cuộc sống và con người nông thôn
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Đâu không phải là tác phẩm của Kim Lân?

  1. Vợ nhặt
  2. Chiếc lược ngà
  3. Chó săn
  4. Đứa con người vợ lẽ

Câu 6: Văn bản “Làng” sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 7: Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Làng” của Kim Lân?

  1. Viết trong thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.
  2. Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.
  3. Viết trong thời kỳ giữa của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.
  4. Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ 1948.

Câu 8: Truyện ngắn “Làng” viết về đề tài gì?

  1. Người trí thức
  2. Người nông dân
  3. Người phụ nữ
  4. Người lính

Câu 9: Trong các câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!”, “chúng nó” là ai?

  1. Dân làng
  2. Giặc Tây
  3. Lũ trẻ
  4. Trâu, bò

Câu 10: Từ “lắp bắp” trong câu “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” có nghĩa là gì?

  1. Mấp máy phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, không nên lời, nên câu
  2. Nói không rõ tiếng như đang ngậm cái gì trong miệng
  3. Không phát âm được một số âm do có tật hoặc nói chưa sõi
  4. Cảm động vì những người gặp lại cùng làng lên tản cư

Câu 11: Tác phẩm “Làng” của Kim Lân thuộc thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết
  2. Truyện ngắn
  3. Truyện dài
  4. Tùy bút

Câu 12: Nhân vật chính truyện “Làng” là ai?

  1. Ông Hai
  2. Bà Hai
  3. Bà chủ nhà
  4. Người lính

Câu 13: Tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm?

  1. Yêu và tự hào về làng quê của mình
  2. Căm thù giặc Tây, những kẻ theo Tây làm Việt gian
  3. Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Ngôi kể trong truyện ngắn Làng?

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nhận định nói đúng nhất loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện Làng của Kim Lân?

  1. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
  2. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật
  3. Ngôn ngữ trần thuật
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với nghệ thuật của truyện ngắn?

  1. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
  2. Xây dựng tình huống truyện
  3. Sử dụng những ngôn ngữ bác học
  4. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc

Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

          Hôm nay may quá, vớ được một anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một. Cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc to luôn chữ ấy. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đấy, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

Những câu in đậm sử dụng hình thức hội thoại nào?

  1. Đối thoại
  2. Độc thoại
  3. Độc thoại nội tâm
  4. Cả ba hình thức trên

Câu 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

          Hôm nay may quá, vớ được một anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một. Cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc to luôn chữ ấy. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đấy, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

Nội dung chính của đoạn văn trên là?

  1. Niềm tự hào, sự quan tâm, tình yêu thương của ông Hai dành cho đất nước.
  2. Niềm tự hào, sự quan tâm, tình yêu thương của ông Hai dành cho làng Chợ Dầu.
  3. Nỗi tuyệt vọng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
  4. Niềm vui của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính.

Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

(1) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. (2) Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (3) Ông kiểm điểm từng người trong óc. (4) Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. (5) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!

“Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào?

  1. Ông Hai
  2. Ông Sáu
  3. Ông Ba
  4. Ông họa sĩ

Câu 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

(1) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. (2) Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (3) Ông kiểm điểm từng người trong óc. (4) Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. (5) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!

Điều “nhục nhã” được nhắc tới trong đoạn trích là điều gì?

  1. Tin làng Chợ Dầu theo giặc
  2. Tin làng Chợ Dầu bị đốt
  3. Tin làng Chợ Dầu thua trận
  4. Tin làng Chợ Dầu bị bắt hết

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

(1) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. (2) Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (3) Ông kiểm điểm từng người trong óc. (4) Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. (5) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!

Trong đoạn trích trên, câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật?

  1. (1), (2), (4)
  2. (2), (4), (5)
  3. (1), (2), (3)
  4. (2), (3), (5)

Câu 9: Trong hai lời thoại được in đậm sau, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ

Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm. chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. […]

  1. Phương châm quan hệ
  2. Phương châm về chất
  3. Phương châm về lượng
  4. Phương châm cách thức

Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…   

Xét theo mục đích nói, câu văn “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói gì?

  1. Câu hỏi dùng để hỏi
  2. Câu hỏi dùng để bộc lộ cảm xúc
  3. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc
  4. Câu trần thuật dùng để trình bày

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tác giả đặt nhân vật chính vào tình huống như thế nào?

  1. Ông Hai không biết chứ, phải đi nghe nhờ người khác đọc
  2. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư
  3. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai
  4. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình

Câu 2: Mục đích của ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

  1. Để bày tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình
  2. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện
  3. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ trong lòng ông
  4. Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông

Câu 3: Những từ địa phương được dùng trong truyện “Làng”?

  1. Bực cửa, thầy, (chẳng có gì) sất, trầu, tinh
  2. Bực cửa, trâu, thầy, tinh
  3. Trâu, bực cửa, thầy
  4. Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất, trầu

Câu 4: Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

  1. Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc
  2. Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, nhân vật
  3. Sử dụng ngôn ngữ màu sắc địa phương
  4. Giọng văn đanh thép, lập luận xác đáng

Câu 5: Diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện qua:

  1. Hành động, cử chỉ
  2. Ngôn ngữ đối thoại với những người tản cư
  3. Bằng những lời độc thoại
  4. Tất cả đều đúng

Câu 6: Câu nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?

  1. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước
  2. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc
  3. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Từ truyện ngắn “Làng” có thể thấy nhà văn Kim Lân là người thế nào?

  1. Am hiểu đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân
  2. Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thủy chung với kháng chiến và cách mạng
  3. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian
  4. Cả 3 đáp án trên

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nhận xét nào đúng về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước và kháng chiến?

  1. Tình yêu mênh mông, rộng lớn.
  2. Yêu tha thiết, sâu nặng và thuỷ chung son sắt.
  3. Gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.
  4. Nhớ nhung da diết không bao giờ thay đổi.

Câu 2: Diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai được tác giả miêu tả bằng những yếu tố nào?

  1. Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; bằng đối thoại; biểu hiện ngoại hình.
  2. Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; bằng đối thoại.
  3. Bằng hành động cử chỉ; băng suy nghĩ; bằng đối thoại.
  4. Bằng hành động cử chỉ; bằng độc thoại; chiều sâu tâm trạng.

Câu 3: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

  1. Vì ông yêu làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng lớn hơn
  2. Vì giặc Tây đã đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ để quay về
  3. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông
  4. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn cho làng quê nghèo của ông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay