Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Lặng lẽ Sa Pa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 14

VĂN BẢN: LẶNG LẼ SA PA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào?

  1. Truyện dài
  2. Tiểu thuyết
  3. Truyện ngắn
  4. Tùy bút

Câu 2: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” có nhân vật chính là ai?

  1. Ông họa sĩ
  2. Cô kĩ sư
  3. Bác lái xe
  4. Anh thanh niên

Câu 3: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?

  1. Tác giả
  2. Anh thanh niên
  3. Ông họa sĩ già
  4. Cô gái

Câu 4: Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?

  1. Tự giới thiệu về mình
  2. Được tác giả miêu tả trực tiếp
  3. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác
  4. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già

Câu 5: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự, trữ tình, bình luận, miêu tả
  2. Tự sự, bình luận, thuyết minh
  3. Tự sự, miêu tả, thuyết minh
  4. Tự sự, trữ tình, thuyết minh

Câu 6: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là cốt truyện có tính kịch tính, xung đột. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 7: “Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa…!... Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.” Câu nói này thể hiện nhân vật anh thanh niên có nét đẹp nào?

  1. Dũng cảm, gan dạ
  2. Khiêm tốn, thành thực
  3. Chăm chỉ, cần cù
  4. Cởi mở, hào phóng

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc như thế nào?

  1. Ti mỉ, chính xác
  2. Có tinh thần trách nhiệm cao
  3. Có kiến thức khoa học nhân văn
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Các câu văn sau được viết theo phương thức nào?

Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lấn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 3: Các câu văn sau chủ yếu nói về nội dung gì?

Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi lả một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.

  1. Những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc của anh thanh niên về công việc của mình đối với đời sống của con người.
  2. Niềm tự hào và kiêu hãnh của anh thanh niên về công việc của mình.
  3. Lòng yêu nghề sâu sắc của anh thanh niên.
  4. Tình cảm gắn bó của anh thanh niên với quê hương, gia đình, nghề nghiệp.

Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất những khía cạnh biểu hiện chất trữ tình trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?

  1. Những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già.
  2. Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
  3. Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ yếu tố bình luận?

  1. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
  2. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
  3. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
  4. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

Câu 6: Đại từ “nó” trong câu: “Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính lả quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống” thay thế cho điều gì?

  1. Ngòi bút
  2. Từng chặng đường đi nhỏ của ông
  3. Ông
  4. Quả tim

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?

  1. Thời tiết khắc nghiệt
  2. Công việc vất vả, nặng nhọc
  3. Cuộc sống thiếu thốn
  4. Sự cô đơn, vắng vẻ

Câu 2: Cốt truyện của “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?

  1. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa
  2. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già
  3. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình
  4. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 3: Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

  1. Giới thiệu hoàn cản sống của anh thanh niên
  2. Giới thiệu công việc của anh thanh niên
  3. Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên
  4. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về cảm hứng âm vang từ “Lặng lẽ Sa Pa” mang lại?

  1. Nơi nghỉ mát và đầy cảm hứng nghệ thuật.
  2. Sa Pa không hề lặng lẽ bởi âm vang tình người
  3. Nơi những con người âm thầm cống hiến mà không đòi hưởng thụ.
  4. Âm vang từ cuộc gặp, nảy nở một tình yêu lứa đôi

Câu 5: Vấn đề “thèm người” của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa có thể hiểu là gì?

  1. Đây là con người hết sức cô đơn.
  2. Đây là con người tình cảm.
  3. Một chi tiết “giật gân”.
  4. Một chi tiết thừa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn không đặt tên cụ thể cho nhân vật là vì:

  1. Cuộc gặp của các nhân vật trong truyện quá bất ngờ, vội vã, không cần xưng tên
  2. Nhà văn muốn nói họ chẳng là ai nhưng lại là tất cả.
  3. Chi phối cách viết truyện: họ là những con người vô danh, sống đẹp có mặt ở khắp nơi.
  4. Cần tìm một hướng lí giải khác.

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất điều mà Nguyễn Thành Long ca ngợi trong “Lặng lẽ Sa Pa”?

  1. Vẻ đẹp của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
  2. Vẻ đẹp của anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét
  3. Vẻ đẹp của bác kĩ sư nghiên cứu giống su hào
  4. Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay