Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 18: Khởi ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Khởi ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 18

TIẾNG VIỆT: KHỞI NGỮ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Khởi ngữ được hiểu là:

  1. Là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
  2. Là thành phần đứng trước vị ngữ để nêu lên đề tại được nói đến trong câu.
  3. Là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh và tình hình của sự việc được nói đến trong câu.
  4. Là thành phần phụ của câu bộc lộ cảm xúc của người nói.

Câu 2: Câu nào dưới đây không chứa khởi ngữ?

  1. Đối với tôi, anh ấy là một người bạn thân thiết.
  2. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng.
  3. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm đấy.
  4. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

Câu 3: Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

  1. Tôi thì tôi xin chịu
  2. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi
  3. Nam Bắc hai miền ta có nhau
  4. Cá này rán thì ngon

Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có thành phần khởi ngữ:

  1. Tôi đọc quyển sách này rồi.
  2. Quyển sách này tôi đọc rồi.
  3. Nhà tôi có 2 con mèo.
  4. Mèo nhà tôi có 2 con.

Câu 5: Câu nào sau đây có khởi ngữ?

  1. Về trí thông minh thì nó là nhất
  2. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
  3. Nó là đứa thông minh
  4. Người thông minh nhất là lớp nó.

Câu 6: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?

  1. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
  2. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
  3. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ.
  4. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Câu nào dưới đây sử dụng khởi ngữ?

  1. Tôi không bằng lòng với cách làm đó.
  2. Ông không thích làm như thế một tí nào.
  3. Mà ông, thì ông không thích như thế một tí nào.
  4. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.

Câu 2: Trước khởi ngữ, thường có thể thêm:

  1. Các quan hệ từ: nhưng, song, mà, tuy, vậy,…
  2. Các quan hệ từ: về, đối với,…
  3. Các trợ từ: cũng, quá,…
  4. Các thán từ: ôi, chao,…

Câu 3: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau: “Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.”

  1. Cứ đứng vờ vờ xem tranh
  2. Chờ người khác đọc rồi nghe lỏm
  3. Điều này
  4. Hết sức

Câu 4: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau: “Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.”

  1. Vâng!
  2. Dạy phải!
  3. Đối với chúng mình
  4. Thì thế là

Câu 5: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”

  1. Một mình (ở đầu)
  2. Một mình thì anh bạn
  3. Một mình (ở sau)
  4. Mới một mình hơn cháu.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây có thành phần khởi ngữ?

  1. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
  2. Điều đó thật là đột ngột đối với cháu.
  3. Liêu Trai chí dị, với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh của nhà văn Bồ Tùng Linh.
  4. Tuy những gì mà anh ta làm chưa đúng nhưng chúng ta cũng không cần thiết phải phạt quá nặng.

Câu 2: Viết lại câu “Anh ấy làm bài cẩn thận lắm” bằng cách chuyển phẩn in đậm thành khởi ngữ.

  1. Để làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
  2. Anh ấy cẩn thận khi làm bài.
  3. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
  4. Khi anh ấy làm bài thì anh ấy cẩn thận.

Câu 3: Viết lại câu “Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được” bằng cách chuyển phẩn in đậm thành khởi ngữ.

  1. Hiểu thì tôi đã làm được nhưng tôi chưa có khả năng giải.
  2. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
  3. Về hiểu và giải thì tôi có sự đối lập ở đây.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về khởi ngữ?

  1. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
  2. Khởi ngữ có thể có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong phần câu còn lại, nhưng cũng có thể quan hệ gián tiếp với nội dung của phần câu còn lại.
  3. Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ cần phải khác hoàn toàn yếu tố tương ứng ở phần câu còn lại.
  4. Khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại bằng một từ thay thế.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay