Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 18: Phép phân tích và tổng hợp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Phép phân tích và tổng hợp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 18

TẬP LÀM VĂN: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?

  1. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
  2. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.
  3. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng.
  4. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.

Câu 2: Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau:

………. là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.

  1. Giả thiết
  2. So sánh
  3. Đối chiếu
  4. Tổng hợp

Câu 3: Để phân tích làm rõ luận điểm: "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn" thì lập luận nào sau đây không phù hợp?

  1. Học vấn là thành quả của nhân loại trong quá trình lao động sản xuất và trải nghiệm
  2. Học vấn của nhân loại được lưu giữ qua những trang sách và truyền lại cho các thế hệ sau
  3. Đọc sách chỉ giúp con người thư giãn, giải trí
  4. Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.

Câu 4: Phép phân tích và tổng hợp được dùng trong văn bản nhằm:

  1. Làm bài văn giàu giá trị biểu cảm
  2. Cung cấp thêm thông tin cho người đọc
  3. Làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng
  4. Làm sự vật hiện tượng hấp dẫn hơn

Câu 5: Có thể vận dụng các biện pháp nào trong phân tích?

  1. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu
  2. Có thể vận dụng các biện pháp lập luận giải thích, chứng minh.
  3. Có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 6: Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?

  1. Đầu đoạn văn
  2. Giữa đoạn văn
  3. Cuối đoạn văn
  4. Bất kì vị trí nào.

Câu 7: Phân tích sự vật không chỉ là phân chia ra các bộ phận trên cùng một bình diện mà còn phải dùng các biện pháp khác, như:

  1. Tổng hợp
  2. So sánh đối chiếu, suy luận
  3. Hội, tuyển
  4. Thêu dệt

Câu 8: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do... Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp."

Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự
  2. Nghị luận
  3. Miêu tả
  4. Biểu cảm

Câu 9: Đoạn văn ở câu 8 nói về nội dung gì?

  1. Khái niệm lòng biết ơn.
  2. Đặc điểm của lòng biết ơn.
  3. Những biểu hiện của lòng biết ơn.
  4. Ý nghĩa của lòng biết ơn.

Câu 10: Đoạn văn ở câu 8 được trình bày theo hình thức nào?

  1. Diễn dịch
  2. Quy nạp
  3. Song hành
  4. Tổng phân hợp

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5).

(1) Người ta vẫn quen nhìn thời gian như một định luật đưa tới già nua, tàn tạ, huỷ diệt, nhưng không mấy ai nghĩ rằng chính nhờ có thời gian nên mới có tác động, hiện hữu, nảy sinh. (2) Nếu không có thời gian, thì sẽ không bao giờ có sự sống. (3) Không có sự hình thành của trái đất, không có sự kết hợp của các phân tử thành các cơ thể đơn bào, rồi đa bào, không có sự xuất hiện của các loài cỏ cây, cầm thú, không có sự tiến hoá liên tục cho tới loài người, với bộ óc tinh vi, sáng tạo. (4) Đó là những thành quả của sự tiến hoá không ngừng của vạn vật, tức là những thành quả của thời gian.

Câu 1: Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?

  1. Tự sự
  2. Nghị luận
  3. Miêu tả
  4. Biểu cảm

Câu 2: Câu hỏi nào sau đây phủ hợp để hỏi về nội dung của đoạn văn trên?

  1. Thời gian là gì?
  2. Thời gian có đặc điểm gì?
  3. Thời gian được biểu hiện như thế nào?
  4. Thời gian có vai trò, ý nghĩa gì?

Câu 3: Câu (4) trong đoạn văn trên có vị trí gì?

  1. Triển khai ý chủ đề.
  2. Triển khai ý của câu (3).
  3. Kết lại ý chủ đề của đoạn văn.
  4. Nêu ra một ý chủ đề mới.

Câu 4: Câu (4) trong đoạn văn trên sử dụng phép lập luận nào?

  1. Phân tích
  2. Tổng hợp
  3. Giải thích
  4. Chứng minh

Câu 5: Đoạn văn trên triển khai ý theo trình tự nào?

  1. Từ cụ thể tới khái quát.
  2. Từ nguyên nhân tới kết quả.
  3. Từ chung đến riêng rồi đến khái quát, tổng hợp.
  4. Từ quá khứ đến hiện tại, tương lai.

Câu 6: Phân tích là gì?

  1. Là chẻ nhỏ vấn đề, làm đối tượng đó được so sánh, đối chiếu với các đối tượng khác
  2. Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng
  3. Phân tích có thể kết hợp với nhiều thao tác khác
  4. Cả 3 ý trên

Câu 7: Tổng hợp là phép lập luận như thế nào?

  1. Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp
  2. Tổng hợp là tập hợp phần thông tin mình sưu tầm, thu thập
  3. Tổng hợp là phép lập luận khái quát nội dung sự kiện đã diễn ra mà có tác động chính đến việc phân tích.
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Phương pháp phân tích cần thiết để:

  1. Tìm hiểu một cách khách quan nhưng vẫn duy trì trạng thái đa cực thống nhất khi xem xét các sự vật, sự việc
  2. Nhận thức các mâu thuẫn, mối liên hệ của sự vật, hoặc hiểu rõ các khuynh hướng phát triển của sự vật
  3. Tiến tới thực hiện phương pháp tổng hợp, chuẩn hoá nội dung.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Phân tích một văn bản thì trước hết phải chia như thế nào?

  1. Chia theo bố cục: Mở bài, Thân bài, Kết bài
  2. Chia phần ở giữa ra các ý.
  3. Chia các hình tượng nhân vật thành chính, phụ
  4. Chia theo các tuyến nhân vật, các bên mâu thuẫn, làm cho các yếu tố được chia đều nằm trên cùng một bình diện

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Tổng hợp là một phương pháp tư duy ngược lại với phân tích.
  2. Phương pháp tổng hợp đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy.
  3. Sự nhận thức của con người đối với sự vật nói chung là tư tưởng toàn diện, có tính cấu trúc, hệ thống nên tổng hợp có ý nghĩa về mặt khái quát hoá.

D Trong tập làm văn, sau khi phân tích từng ý, từng phần, người viết phải tổng hợp lại thì mới thành được một bài văn hoàn chỉnh.

Câu 4: Phương pháp tổng hợp có các loại nào?

  1. Tổng hợp phân tích, tổng hợp đối sóng
  2. Tổng hợp cá thể, tổng hợp toàn thể
  3. Tổng hợp trọng tâm, tổng hợp giản lược
  4. Tổng hợp nội dung, tổng hợp nghệ thuật

Câu 5: Câu nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa hai phương pháp phân tích và tổng hợp?

  1. Hai phương pháp phân tích và tổng hợp không đối lập và không tách rời nhau.
  2. Hai phương pháp phân tích và tổng hợp không đối lập nhưng tách rời nhau.
  3. Hai phương pháp phân tích và tổng hợp đối lập nhau và tách rời nhau.
  4. Hai phương pháp phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Đem một sự vật, hiện tượng, một khái niệm mà phân chia thành các bộ phận tạo thành nhằm tìm ra các tính chất, đặc điểm bản chất của chúng cùng mối quan hệ qua lại của chúng với nhau, đó là phương pháp phân tích.
  2. Vận dụng phương pháp phân tích, người ta có thể chia tách các hiện tượng cuộc sống thành các bộ phận, xem xét các bộ phận ấy để chọn lấy vấn đề có ý nghĩa làm đề tài cho bài văn.
  3. Nên hiểu phân tích đơn giản là chia nhỏ đối tượng để xem xét thay vì việc so sánh, kiểm tra, tính toán phức tạp nhằm tối ưu hoá dữ kiện và quan điểm.
  4. Phân tích ngoài chia nhỏ đối tượng để xem xét còn là chỉ ra các mối liên hệ giữa sự việc này với sự việc kia, vạch ra nguyên nhân và kết quả, phanh phui mâu thuẫn của sự vật để thấy xu hướng vận động của nó.

Câu 2: Văn bản “Trang phục” (sgk tr.9) nêu lên vấn đề văn hoá trong trang phục, vấn đề các quy tắc ngầm của văn hoá buộc mọi người phải tuân theo. Để đi đến nhận thức chung ấy tác giả bắt đầu từ:

  1. Việc phân tích quy tắc ăn mặc
  2. Việc nêu lên các bình diện của lối ăn mặc không chuẩn mực
  3. Việc so sánh các yếu tố làm nên một bộ trang phục đẹp
  4. Việc tổng hợp lại: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay