Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 20VĂN BẢN: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Tác giả của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là ai?
- Vũ Khoan, nhà văn nổi tiếng
- Vũ Khoan, nhà hoạt động chính trị
- Vũ Trọng Phụng, nhà văn
- Vũ Khắc Khoan, nhà khoa học nổi tiếng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
Câu 3: Văn bản được viết vào thời gian nào?
- Đầu thế kỉ XX
- Cuối thế kỉ XXI
- Giữa thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XXI
Câu 4: Thành ngữ “Nước đến chân mới nhảy” được hiểu là:
- Hành động cẩu thả, vụng về
- Hành động qua loa, lười biếng.
- Hành động chậm trễ, thiếu tính toán.
- Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ.
Câu 5: Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà bài viết muốn gửi tới người đọc?
- Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
- Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người
- Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam
- Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nước
Câu 6: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn sau đây?
(1) Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (2) Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. (3) Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 7: Xem đoạn văn ở câu 6. Đoạn văn này trình bày theo phép lập luận nào?
- Diễn dịch
- Quy nạp
- Phân tích
- Tổng hợp
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải mặt tốt của người Việt Nam?
- Thông minh, nhạy bén với cái mới
- Cần cù, sáng tạo trong công việc
- Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau
- Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỉ luật cao trong công việc
Câu 2: Hành trang có nghĩa là gì?
- Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…)
- Những vật dụng quen thuộc hằng ngày
- Những vật dụng mang theo khi đi xa
- Những vật trang trí trong nhà
Câu 3: Trong những so sánh, so sánh nào không nằm trong những văn bản?
- Người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang song người Việt lại thường đố kị nhau
- Người phương Tây có ý thức rất cao trong việc bảo vệ môi trường: trong khi người Việt thường vứt rác bừa ở nơi công cộng
- Người Nhật thăm bảo tàng thì túm tụm vào nghe thuyết minh, còn người Việt thì tản ra xem thứ mình thích
- Người Nhật vốn nổi tiếng cần cù rất cẩn trọng khi chuẩn bị công việc, người Việt lại thường dựa vào tài tháo vát của mình nên thường hành động theo kiểu nước đến chân mới nhảy
Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước được nêu trong văn bản?
- Thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp
- Phát triển các dịch vụ thương mại
- Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa
- Tiếp cận với nền kinh tế tri thức
Câu 5: Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cẩn chuẩn bị khi bước sang thế kỉ mới là gì?
- Những thời cơ hội nhập
- Một trình độ học vấn cao
- Một cơ sở vật chất tiên tiến
- Tiềm lực bản thân con người
Câu 6: Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về văn bản?
- Đây là một bài nghị luận đề cập những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài.
- Tác giả không dùng cách nói theo kiểu sách vở, uyên bác, mà bằng cách nói giản dị, thiết thực, dựa trên cơ sở thực tiễn, ai cũng có thể cảm nhận được.
- Việc không dùng những dẫn chứng khoa học, cách nói sách vở đã khiến cho bài viết phần nào thiếu sâu sắc nhưng bù lại, sức truyền cảm lại cao.
- Giá trị và sức thuyết phục của nó là ở ngay vấn đề mà tác giả đặt ra, ở cách nhìn nhận khách quan, đúng đắn, ở những lí lẽ và cách lập luận giản dị mà chặt chẽ, cuối cùng, còn ở thái độ tôn trọng đối tượng, ở tinh thần trách nhiệm của tác giả.
Câu 2: Đâu không phải một luận cứ của văn bản?
- Nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới
Câu 3: “Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.” Đây là lí lẽ của luận cứ nào?
- Nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
- Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới
Câu 4: Cho đoạn phân tích sau:
(1) Ta có thể thấy tính chặt chẽ và tính định hướng rất rõ của hệ thống luận cứ trong văn bản. (2) Bắt đầu từ việc nêu thời điểm chuyển giao thế kỉ và yêu cầu chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. (3) Tiếp đó, khẳng định chuẩn bị hành trang quan trọng nhất là tiền của, tri thức và tư duy. (4) Sự chuẩn bị này phải đặt vào bối cảnh thế giới và đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của đất nước. (5) Từ đó, nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trước yêu cầu của thời kì mới. (6) Hệ thống luận cứ này kết thúc bằng việc nêu yêu cầu với thế hệ trẻ: "Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.
Câu nào trong đoạn trên có chi tiết không đúng?
- (3)
- (1), (3), (5)
- (2), (4), (6)
- (2), (5)
Câu 5: Thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam như thế nào?
- Thiên về khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp
- Thiên về chỉ ra những mặt yếu kém, thể hiện sự tự ti, miệt thị dân tộc
- Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía
- Cường điệu sự thực nhằm gây sức hút cho văn bản
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Một điều đáng chú ý trong cách lập luận của tác giả là điểm mạnh, điểm yếu luôn được:
- Nhìn nhận từ thực tế lịch sử khách quan với những đánh giá sâu sắc, góp phần thể hiện mục tiêu của tác giả.
- Đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn trong lịch sử.
- Triển khai theo nhiều hướng, chứng minh cho sự đa dạng về cách thức làm việc, tư duy của người Việt.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu không phải một điểm mạnh – yếu được tác giả đưa ra?
- Thông minh, nhạy bén với cái mới, có thừa kiến thức cơ bản song lại ít thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói "khôn vặt", ít giữ chữ "tín".