Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 21: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Liên kết câu và liên kết đoạn văn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 21

TIẾNG VIỆT: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (18 câu)

Câu 1: Mạch lạc của văn bản là gì?

  1. Là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản.
  2. Là việc đả thông kinh mạch của một văn bản.
  3. Là sự hấp dẫn cần có của một văn bản.
  4. Cả A và C.

Câu 2: Mạch lạc của văn bản chủ yếu dựa trên điều gì?

  1. Sự vận động để điều hoà kinh mạch của văn bản một cách tốt nhất.
  2. Cấu trúc ngôn từ và cấu trúc văn bản.
  3. Sự thích ứng của các câu nối tiếp sau câu chủ đề, nhằm làm nổi bật tính thực tiễn trong văn bản.
  4. Sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.

Câu 3: Liên kết của văn bản là gì?

  1. Là sự kết nối các tác nhân của hành động trong các mệnh đề của câu.
  2. Là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.
  3. Sự uyển chuyển về mặt ngôn từ, có tác dụng gợi hình cho đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong một văn bản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Liên kết của văn bản thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ nào?

  1. Từ ngữ nối
  2. Từ ngữ lặp lại
  3. Từ ngữ thay thế
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

“Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!”

  1. Sự mạch lạc được thể hiện ra ở việc miêu tả các thứ theo trình tự thời gian; ở quan hệ nguyên nhân – kết quả (sương mù dày – sự thất vọng)
  2. Sự mạch lạc được thể hiện ở cấu trúc ngôn từ của toàn đoạn văn: cùng, tới, nhưng, cũng,…
  3. Sự mạch lạc được thể hiện qua các từ ngữ bóng bẩy nhưng mang hàm ý sâu sắc: hửng sáng, sáng rõ, chẳng thấy vật gì,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Cho đoạn văn sau:

“Xuân Diệu quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại.

Vì thế, ông luôn lo âu khi thời gian trôi mau, bởi mỗi khắc trôi qua sẽ mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng các cặp từ ngữ đối lập, tương phản “tới – qua”, “non – già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian, khẳng định cho niệm thời gian đặc sắc, mới mẻ của ông. Dưới lăng kính rất riêng của mình, Xuân Diệu nhìn thấy cái kết thúc ngay từ khi mới bắt đầu, sự tàn tạ ngay trong sự phôi thai. Đối diện với sự thật hiển nhiên rằng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt viết nên những câu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào đầy nuối tiếc: “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn là hai thái cực tương phản của cái hữu hạn và vô hạn, nay cái hữu hạn được đẩy lên làm trung tâm càng khiến cho tâm trạng tiếc nuối trước cuộc đời của nhà thơ được tô đậm.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
  2. Lỗi không tách đoạn
  3. Lối thiếu hụt chủ đề
  4. Lỗi lạc chủ đề

Câu 7: Đọc đoạn văn ở câu 6 phần Nhận biết. Đâu là cách sửa đúng?

  1. Gộp hai đoạn làm một.
  2. Tách đoạn từ “Đối diện với …”
  3. Mở rộng thêm cho vấn đề được đề cấp đến.
  4. Loại bỏ nội dung ở đoạn 2 và thay vào đó là nội dung liên quan đến quan điểm của tác giả.

Câu 8: Cho đoạn văn sau:

“Cái dữ dội, nguy hiểm của dòng sông còn được nhà văn tạo hình ở đoạn miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng. Bằng kiến thức địa lí sâu rộng, vốn từ ngữ phong phú, Nguyễn Tuân đã tái hiện thành công vẻ đẹp hung bạo của dòng sông: “Lại như quãng mặt ghềnh... lật ngửa bụng thuyền ra”. Câu văn trải dài, chia làm nhiều vế ngắn, có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên nhịp nhanh, mạnh, gấp gáp để diễn tả phản ứng dây chuyền giữa sóng, gió, nước và đá, chứa đựng đầy sự hiểm nguy. Sự nguy hiểm còn thể hiện qua những cái hút nước trên sông với âm thanh ghê rợn “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Âm thanh ấy vừa dữ dội, vừa kì quái như phát ra từ cổ họng của một con quái vật. Trường liên tưởng được đẩy đến giới hạn xa nhất khi Nguyễn Tuân vẽ ra cảnh một anh bạn quay phim táo tợn ngồi vào thuyền thủng để thả mình vào cái hút nước xoáy kinh dị ấy.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Lỗi thiếu hụt chủ đề
  2. Lỗi không tách đoạn
  3. Lỗi thiếu phương tiện liên kết
  4. Đoạn văn không mắc lỗi

Câu 9: Đọc đoạn văn ở câu 8 phần Nhận biết. Đâu là cách sửa đúng?

  1. Mở rộng thêm cho ý chính về cái dữ dội và nguy hiểm của dòng sông
  2. Tách đoạn từ “Câu văn trải dài …”
  3. Bổ sung các từ có tính liên kết cho đoạn văn.
  4. Không cần sửa.

Câu 10: Cho đoạn văn sau:

“Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?

Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những “con sông chung” như sông Mê Kông (Mekong), sông Ấn, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thoả đáng bằng biện pháp hoà bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xo-tin (Palestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn nước.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
  2. Lỗi không tách đoạn
  3. Lối thiếu hụt chủ đề
  4. Lỗi lạc chủ đề

Câu 11: Đọc đoạn văn ở câu 10 phần Nhận biết. Đâu là cách sửa đúng?

  1. Gộp hai đoạn văn lại làm một.
  2. Tách đoạn từ “Khi những bất đồng …”
  3. Mở rộng bàn bạc thêm về chủ đề của 2 đoạn văn.
  4. Viết lại đoạn 2 bàn về việc chúng ta phải sử dụng như thế nào để bảo về nguồn nước.

Câu 12: Cho đoạn văn sau:

“(1) Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. (2) Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. (3) Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. (4) Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

Hãy chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn trên.

  1. (1)
  2. (2)
  3. (3)
  4. (4)

Câu 13: Cho đoạn văn sau:

“(1) Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. (2) Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. (3) Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. (4) Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”

Hãy chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn trên.

  1. (1)
  2. (2)
  3. (3)
  4. (4)

Câu 14: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

  1. Phép lặp từ ngữ
  2. Phép trái nghĩa
  3. Phép đồng nghĩa
  4. Phép thế

Câu 15: Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:

  1. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
  2. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
  3. Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
  4. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu 16: Yếu tố được từ in đậm thay thế trong đoạn trích sau là gì? "Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác vật lí địa cầu."

  1. Cụm tính từ.
  2. Cụm chủ vị.
  3. Cụm động từ.
  4. Cụm danh từ.

Câu 17: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

  1. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
  2. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
  3. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
  4. Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng

Câu 18: Từ "đồng thời" chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu văn sau: "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng."?

  1. Quan hệ nguyên nhân.
  2. Quan hệ đối nghịch.
  3. Quan hệ nhượng bộ.
  4. Quan hệ bổ sung.

2. THÔNG HIỂU (16 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:

“Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của Helvetia và Shannon hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”

  1. Sử dụng đại từ “nó” và từ “con cá” để chỉ và thay thế cho “vật dài màu đen”. Các từ ngữ đó cũng được lặp lại ở nhiều câu.
  2. Kết hợp sử dụng từ ngữ thay thế và suy nghĩ của tác giả để tạo nên sự liên kết trong đoạn trích.
  3. Sử dụng các từ kết nối như: có, chưa ai thấy, theo tôi,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc đoạn trích ở câu 1 phần Thông hiểu. Chức năng của các phương tiện liên kết ấy là gì?

  1. Đảm bảo sự kết nối về hình thức và nội dung giữa các câu trong đoạn văn.
  2. Đảm bảo sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn.
  3. Đảm bảo sự hài hoà về bố cục và ngôn từ trong đoạn văn.
  4. Cả A và C.

Câu 3: Có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không?

“(1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thuỷ thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.”

  1. Có. Có thể đưa câu (3) lên đầu để tạo sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, gây ấn tượng cho người đọc.
  2. Có. Các câu văn đều hướng tới một ý nghĩa, một mục tiêu chung và có nội dung tương đồng nên có thể sắp xếp lại các câu một cách thoải mái.
  3. Không. Vì câu (1) có sự liên kết với đoạn văn trước đó và là một câu chủ đề nên không thể xếp câu (1) vào chỗ khác; còn những câu còn lại nếu sắp xếp lại thì sẽ không đảm bảo trình tự sự việc.
  4. Không. Vì đoạn văn đã được viết bởi một nhà văn hàng đầu thế giới nên mọi câu, mọi ý đều chặt chẽ, không thể đảo lộn được.

Câu 4: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi… Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên.”

  1. Các từ “hôm thứ, tuần trước, hiện giờ”.
  2. Đại từ “nó”. Cụm từ “Cỗ máy thời gian” và từ “nó” được lặp lại vài lần.
  3. Các từ đánh dấu kết thúc của câu, liên kết với câu kế tiếp
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tính mạch lạc thể hiện như thế nào trong đoạn văn sau:

“Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phú huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quảng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao.”

  1. Sự việc diễn ra theo chiều thời gian tuyến tính và nguyên tắc nhân quả. Không gian từ trong ra ngoài.
  2. Đoạn văn giàu trí tưởng tượng, thể hiện một cách phong phú không gian phòng thí nghiệm.
  3. Sự việc theo chiều suy nghĩ hợp lí.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Cho đoạn văn sau:

“Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại mà ngày hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Văn kiện trọng đại này đã xuất hiện như một ngọn đuốc hi vọng soi đường cho hàng triệu nô lệ da đen, những con người bị thiêu đốt trong lò lửa của bất công bạo tàn. Văn kiện ấy đã đến như ánh bình minh rực rỡ kết thúc đêm trường tù ngục.

Nhưng rồi, một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn còn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ và thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình. Chính vì thế nên ngày hôm nay chúng ta đến đây để quyết liệt lên tiếng về thảm trạng này.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
  2. Lỗi không tách đoạn
  3. Lỗi dùng sai phương tiện liên kết
  4. Đoạn văn không mắc lỗi

Câu 7: Đọc đoạn văn ở câu 6 phần Thông hiểu. Đâu là cách sửa đúng?

  1. Gộp hai đoạn làm một.
  2. Tách đoạn từ “Một trăm năm sau …”
  3. Đảm bảo sự đồng đều về các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ trong các câu.
  4. Không cần sửa.

Câu 8: Cho đoạn văn sau:

“Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ ngắn với bốn tiếng:

Bầu trời cảnh Bụt

Toàn bài đều viết bằng những câu dài với 7 hoặc 8 tiếng, duy chỉ có câu đầu này là ngắn đặc biệt nhưng cái hình thức kia đâu phải ngẫu nhiên.

Câu thơ vẽ không gian, một không gian kì ảo và thơ mộng. Câu thơ như tiếng reo khe khẽ: Đây là cảnh Bụt. Nó không phải Tây Trúc nhưng cảnh sắc dưới bầu trời nơi đây đều thuộc về cõi Bụt.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
  2. Lỗi không tách đoạn
  3. Lỗi dùng sai phương tiện liên kết
  4. Đoạn văn không mắc lỗi

Câu 9: Đọc đoạn văn ở câu 8 phần Thông hiểu. Đâu là cách sửa đúng?

  1. Bỏ tách đoạn sau câu “Toàn bài … ngẫu nhiên”.
  2. Tách đoạn từ “Nó không phải …”
  3. Bổ sung các từ ngữ có tính liên kết trước các câu, đặc biệt là câu đầu mỗi khổ.
  4. Không cần sửa.

Câu 10: Cho đoạn văn sau:

“Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

Hãy chỉ ra tính mạch lạc trong đoạn văn trên.

  1. Các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: “chức năng chiến đấu của văn chương”.
  2. Các câu 3, 4, 5 đều triển khai ý của câu l - câu mang chủ đề của đoạn văn.
  3. Các câu đều hoà quyện vào dòng xoáy của thơ văn Nguyễn Trãi.
  4. Cả A và B.

Câu 11: Cho đoạn văn sau:

“Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Hãy chỉ ra tính mạch lạc trong đoạn văn trên.

  1. Các câu trong đoạn thống nhất triển khai về chủ đề: sự hèn kém của quân giặc. Các câu liên kết trong đoạn có chức năng triển khai qua các ý nhỏ từ chủ đề của đoạn văn được thể hiện trong câu chủ đề.
  2. Các câu trong đoạn đều có những tính chất nhất định làm cho nội dung đi sâu vào một vấn đề chính, tạo nên màu sắc chung cho cả đoạn văn, liên quan đến cách dụng binh khôn ngoan.
  3. Các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ: “Kể ra người giỏi dùng binh là ở chỗ biết rõ thời thế”. Các câu liên kết trong đoạn có chức năng triển khai qua các ý nhỏ từ chủ đề của đoạn văn được thể hiện trong câu chủ đề.
  4. Đoạn văn không mạch lạc do các câu không tập trung thể hiện một chủ đề.

Câu 12: Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: "Những người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh".

  1. Phép trái nghĩa.
  2. Phép nối.
  3. Phép lặp.
  4. Phép thế.

Câu 13: Những từ nào sau đây được dùng trong phép thế?

  1. Đây, đó, kia, thế, vậy…
  2. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
  3. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
  4. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Câu 14: Phép nối là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:

  1. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
  2. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
  3. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
  4. Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

Câu 15: Ý nào sau đây nêu chưa đúng về sự liên kết trong một văn bản?

  1. Các đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
  2. Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  3. Các đoạn văn phải trình bày các vấn đề khác nhau, hướng tới những chủ đề riêng biệt.
  4. Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Câu 16: Từ “tuy nhiên” trong đoạn văn sau chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu?

Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt. Tuy nhiên chúng là con vật rất thân thương.

  1. Quan hệ nguyên nhân
  2. Quan hệ điều kiện
  3. Quan hệ nghịch đối
  4. Quan hệ thời gian

3. VẬN DỤNG (11 câu)

Câu 1: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

“(1) Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca nom rất đẹp. (2) Ở xa bảy triệu pác-xếc, có thể nhìn thấy rìa của nó. (3) Thiên hà nghiêng về một phía như con chim đang lượn. (4) Nó trải rộng về mọi hướng, nom như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi những nhánh hình xoáy ốc. (5) Còn ở trung tâm, cái nhân hình cầu rất bẹt cháy rực, nom như một khối sáng dày đặc. (6) Ta thấy rõ rệt là những đảo sao dẹt như thế nào: có thể so sánh thiên hà với cái bánh xe mỏng của bộ máy đồng hồ. (7) Rìa bánh xe nom không rõ, dường như hoà tan vào bóng tối không đáy của không gian.”

  1. Cấu trúc bảy câu trong một đoạn văn.
  2. Đại từ “nó” và nhiều từ ngữ được lặp lại.
  3. Các động từ: nghiêng, trải rộng, cháy rực,…
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nhận xét về tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn dưới đây:

“Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay Biển Hồ ở Campuchia. Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung.”

  1. Đoạn văn đã đảm bảo được tính mạch lạc và sự liên kết.
  2. Đoạn văn ẩn chứa những yếu tố mạch lạc và liên kết ẩn.
  3. Đoạn văn thiếu sự mạch lạc mặc dù đảm bảo được tính liên kết.
  4. Đoạn văn chưa phù hợp với phong cách Trung học.

Câu 3: Nhận xét về tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn dưới đây:

“Thực phẩm, còm gọi là thức ăn, là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipid), chất đạm (protein), khoáng chất, hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.[1] Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thực phẩm có nguồn gốc động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia.”

  1. Đoạn văn thiếu tính mạch lạc do các câu sau không hỗ trợ cho chủ đề.
  2. Đoạn văn không đảm bảo sự liên kết giữa các câu do không có những từ ngữ lặp lại.
  3. Đoạn văn đã đảm bảo tương đối tính mạch lạc và liên kết.
  4. Một nhận xét khác.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Mạch lạc và liên kết là yếu tố thứ yếu trong xây dựng đoạn văn, bài văn.
  2. Một đoạn văn cần phải mạch lạc và có sự liên kết để giúp người đọc hình dung rõ được vấn đề.
  3. Tính mạch lạc được thể hiện thông qua cấu trúc ngôn từ, phạm vi ảnh hưởng của các từ ngữ được sử dụng.
  4. Tính liên kết bàn về độ lỏng lẻo của một kết cấu đoạn văn.

Câu 5: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:

“Trong cuộc sống có rất nhiều giây phút tươi đẹp khiến ta nhớ mãi. Đó có thể là một chuyến dạo chơi công viên, khi ta cùng người bạn thân lặng ngắm những khóm hoa tươi đẹp khoe sắc bên hồ.”

  1. Lỗi thiếu hụt chủ đề
  2. Lỗi thiếu phương tiện liên kết
  3. Lỗi nội dung không phù hợp
  4. Lỗi câu chủ đề.

Câu 6: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:

“Văn nghị luận vếu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chúng ta thường cảm thấy căn nghị luận khó viết, thật ra đây là kiểu bài dễ viết nhất so với căn biểu cảm và văn miêu tả vì dàn ý của bài văn nghị luận mang tính khuôn mẫu và tương đối ổn định.”

  1. Lỗi lạc chủ đề.
  2. Lỗi thiếu hụt chủ đề
  3. Lỗi kết đoạn
  4. Lỗi logic

Câu 7: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?

“Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một “căn bệnh” trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm.”

  1. Lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp.
  2. Lỗi các ý không có tác dụng liên kết.
  3. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Cho đoạn văn sau:

“Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Phép nối: từ đó
  2. Phép lặp: sự nghiệp, văn chương, nhà văn
  3. Phép thế: như thế
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Cho đoạn văn sau:

“Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép lặp (“thay đổi”, “thất phu”,...), phép nối (“thì”).
  2. Sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép lặp (“dùng binh”, “thời thế”,...), phép nối (“kể ra”).
  3. Sử dụng linh hoạt các biện pháp liên kết hình thức (“kể ra, được, chỉ,…) và nội dung (tăng tiến tính chất vấn đề)
  4. Sử dụng linh hoạt các biện pháp liên kết hình thức (“mà thôi, hoá, thế,…) và nội dung (mở rộng tính chất vấn đề, đặt câu hỏi)

Câu 10: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?

  1. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
  2. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
  3. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
  4. Cái này, điều ấy, việc đó…hắn, họ, nó…

Câu 11: Chỉ ra từ ngữ chỉ quan hệ liên hệ giữa hai câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ do từ ngữ này diễn đạt.

Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông ra, áp vật vào nhau… Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

  1. Anh chàng. Quan hệ tăng tiến
  2. Anh chàng. Quan hệ kế thừa
  3. Kết cục. Quan hệ nguyên nhân kết quả
  4. Kết cục. Quan hệ tương phản

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nhận xét về tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn dưới đây:

“Bảo vệ môi trường rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ta có thể thấy rằng chẳng phải ai cũng muốn tham gia bảo vệ động vật hoang dã. Điều đó là khó khỏi phải bàn. Cái câu chuyện chặt phá rừng từ thời nguyên thuỷ đến nay vẫn còn những thứ cần bàn luận. Tốt hơn hết là ai trong số chúng ta cũng cần bảo vệ môi trường.”

  1. Đoạn văn thiếu tính mạch lạc do các câu sau không hỗ trợ cho chủ đề và không có sự liên kết chặt chẽ.
  2. Đoạn văn thiếu tính mạch lạc và liên kết do đã loại bỏ đi các động từ chỉ sự di chuyển và đánh giá.
  3. Đoạn văn có tính mạch lạc và liên kết cao thông qua kết cấu phân tầng.
  4. Đoạn văn không mạch lạc và liên kết đối với những người không có chuyên môn.

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

“Tất cả hình ảnh, âm thanh và màu sắc trong đoạn thơ này đều nhằm nói lên sự khác biệt của mùa thu nay.

Hình ảnh tươi mát, sống động: gió thổi rừng tre phấp phới; âm thanh rộn rã: nói cười thiết tha; còn màu sắc thì trong biếc. Cái buồn, cái lạnh của “những ngày thu đã xa” giờ không còn nữa. Chính niềm vui trong đôi mắt thi sĩ đã làm nên vẻ đẹp sáng trong của mùa thu nay. Nguyên nhân của niềm vui ấy thật to lớn, sâu xa. Đó là nước nhà đã được độc lập, nhân dân ta đã là chủ nhân của đất nước. Nhà thơ muốn reo lên cùng niềm hạnh phúc tột cùng:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

  1. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
  2. Lỗi không tách đoạn
  3. Cả A và B.
  4. Lỗi thiếu hụt chủ đề

Câu 3: Đọc đoạn văn ở câu 2 phần Vận dụng cao. Đâu là cách sửa đúng?

  1. Chuyển đoạn từ “Hình ảnh tươi mát … không còn nữa” lên đoạn 1.
  2. Gộp hai đoạn văn vào làm một.
  3. Tách đoạn từ “Chính niềm vui …”
  4. Viết lại đoạn 2 tập trung vào việc thể hiện sự tự hào về chủ quyền đất nước đã được đề cập đến ở đoạn 1.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay