Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 23: Nghị luận trong văn bản tự sự
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Nghị luận trong văn bản tự sự. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 23: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán có sử dụng yếu tố nghị luận không?
- Có
- Không
Câu 2: Hình thức thể hiện của yếu tố nghị luận trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là gì?
- Câu khẳng định "càng.....càng"
- Cặp từ hô ứng "nếu...thì"
- Cặp từ hô ứng "Sở dĩ...là vì"
- Cặp từ "khi....thì"
Câu 3: Để lập luận chặt chẽ, người ta dùng các yếu tố ngôn ngữ nào?
- Dùng từ lập luận
- Dùng câu lập luận
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 4: Trong văn bản tự sự, khi muốn để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, cần sử dụng kết hợp yếu tố nào?
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Thuyết minh
- Nghị luận
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Nếu yếu tố nghị luận lấn át hoặc thay thế cho tự sự thì có chuyện gì xảy ra?
- Không có gì xảy ra.
- Văn bản thay đổi tính chất.
- Văn bản không còn giữ mục đích ban đầu.
- Cả B và C đều đúng.
Câu 2: Yếu tố nghị luận giúp việc kể chuyện trở nên như thế nào?
- Làm lấn át đi các sự việc được kể ở trong câu chuyện.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và có ý nghĩa triết lí.
- Không có tác dụng gì.
- Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 3: Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là
- Diễn tả những ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
- Nêu lên các ý kiến nhận xét cùng lí lẽ và dẫn chứng.
- Tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến tâm trạng.
- Tả dáng vẻ, cử chỉ nhân vật.
Câu 4: Hình thức thể hiện của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là
- Thường xuất hiện trong các cuộc đối thoại, độc thoại.
- Thường dùng các từ ngữ, kiểu câu mang tính chất lập luận.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Đoạn trích sau có thể hiện tính nghị luận trong văn bản tự sự hay không?
"...nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa."
- Có
- Không
Câu 2: Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Làm nội dung tự sự mạch lạc, khúc chiết. Tăng tính triết lí cho câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật.
- Làm sinh động cho sự việc được nhắc đến.
- Làm nổi bật nội tâm nhân vật.
- Làm rõ tính chất sự việc.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau: "Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất." Hãy cho biết có yếu tố nghị luận trong đoạn trích hay không?
- Có
- Không
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu Nếu có yếu tố nghị luận trong đoạn trích nêu trên thì yếu tố nghị luận đó thể hiện được điều gì?
- Câu chuyện về nỗi giằng xé, trăn trở, bi kịch bên trong con người.
- Khẳng định về quan điểm nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời.
- Phác ra được thực trạng nhân sinh cùng khổ trong bối cảnh xã hội đầu thế kỉ XX.
- Cả ba đáp án trên.