Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 23: Nói với con

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Nói với con. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 23: NÓI VỚI CON

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?

  1. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
  2. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
  3. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
  4. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai

Câu 2: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?

  1. Nghĩa thực
  2. Nghĩa so sánh
  3. Nghĩa cụ thể
  4. Nghĩa ẩn dụ

Câu 3: Cụm từ lên thác xuống ghềnh là:

  1. Tục ngữ
  2. Thành ngữ
  3. Quán ngữ
  4. Ca dao


Câu 4: Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?

  1. Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
  2. Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đình
  3. Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5:  Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm gì?

  1. Sự ấm cúng ca ngợi truyền thống cần cù sức sống mạnh mữ của quê hương và dân tộc mình
  2. Sự mơ ước muốn con được vươn tới những chân trời mới
  3. Thể hiện tình yêu nước và quê hương sâu sắc
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 6: Bài học rút ra sau khi đọc bài thơ Nói với con là:

  1. Thể hiện quan điểm về cách nuôi và giáo dục con cái
  2. Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi
  3. Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sóng
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Y Phương là nhà thơ dân tộc ít người nào?

  1. Thái
  2. Tày
  3. Chăm
  4. Khme

Câu 8: Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?

  1. Năm chữ
  2. Lục bát
  3. Tám chữ
  4. Tự do

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

  1. Tình yêu quê hương sâu nặng
  2. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
  3. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương
  4. Cả 3 ý trên

Câu 2: Bài thơ Nói với con có giọng điệu như thế nào?

  1. Sôi nổi, mạnh mẽ
  2. Ca ngợi, hùng hồn
  3. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương
  4. Gồm cả 3 ý trên

Câu 3: Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ:

  1. Những người ở cùng một làng.
  2. Những người ở cùng xã.
  3. Những người ở cùng nhà. 
  4. Những người sống cùng miền đất, quê hương.

Câu 4: Câu thơ "Người đồng mình thương lắm con ơi" (Nói với con - Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?

  1. Thành phần gọi - đáp.
  2. thành phần tình thái.
  3. Thành phần cảm thán.
  4. Thành phần phụ chú.

Câu 5: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương ) ?

  1. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình
  2. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ
  3. Có giọng điệu thiết tha , tình cảm
  4. Có bố cục chặt chẽ , hợp lí , dẫn dắt một cách tự nhiên

Câu 6:  Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì ?

  1. Vẻ đẹp của rừng núi
  2. Sức sống của người miền núi
  3. Tâm hồn của người miền núi
  4. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi

Câu 7: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?

  1. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
  2. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.
  3. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.
  4. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương , gợi nhắc chúng ta điều gì ?

  1. Phải biết ơn cha mẹ
  2. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
  3. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
  4. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

Câu 2: Cụm từ "lên thác xuống ghềnh" là:

  1. A.Tục ngữ
  2.  B.Quán ngữ
  3.  C.Ca dao
  4. Thành ngữ

Câu 3: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

"Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát"

  1. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.
  2. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
  3. Tinh thần đoàn kết của "người đồng mình" trong cuộc sống.

Câu 4:  Bài thơ “Nói với con” có giọng điệu như thế nào?

  1. Sôi nổi,mạnh mẽ
  2. Ca ngợi,hùng hồn
  3. Tâm tình tha thiết
  4. Trầm buồn, suy tư

Câu 5: Bài thơ Nói với con được sáng tác trong giai đoạn nào?

  1. 1930 - 1945
  2. 1954 - 1975
  3. 1945 - 1954
  4. 1975 - 2000

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Bài thơ ra đời trong bối cảnh nào của đất nước?

  1. Kháng chiến chống Mỹ.
  2. Kháng chiến chống Pháp
  3. Đất nước mới thống nhất, hòa bình nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn.
  4. Đất nước đang trong thời kì đổi mới.

Câu 2: Bài thơ Nói với con in trong tập thơ nào?

  1. Thơ Việt Nam 1945 - 1985
  2. Từ chiến hào đến thành phố
  3. Như mây mùa xuân
  4. Thơ Việt Nam 1975 - 1985

Câu 3: Bài thơ dùng phương thức biểu đạt chính là gì?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Tự sự
  4. Nghị luận

Câu 4: Cảm xúc của Nói với con diễn ra theo trình tự nào?

  1. Từ tình cảm quê hương đến tình cảm gia đình
  2. Từ tình cảm gia đình mở rộng ra thành tình cảm quê hương
  3. Từ tình cảm quê hương mở rộng ra thành tình cảm với đất nước
  4. Từ tình cảm đất nước đến tình cảm dành cho quê hương

Câu 5: Thông điệp nào là đúng nhất cho bài thơ trên?

  1. Cuộc đời là hữu hạn, vì vậy cần sống hết mình.
  2. Sống là cống hiến.
  3. Cội nguồn sinh dưỡng là thiêng liêng, vì vậy mỗi người phải biết cố gắng vì quê hương của mình.
  4. Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay