Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 23: Viếng lăng Bác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Viếng lăng Bác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 23: VIẾNG LĂNG BÁC

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác giả của bài thơ Viếng lăng Bác được ai sáng tác ?

  1. Xuân Diệu
  2. Nguyễn Duy
  3. Phạm Tiến Duật
  4. Viễn Phương

 Câu 2: Bài thơ Viếng lăng Bác nằm trong tập thơ nào của tác giả Viễn Phương?

  1. Thơ thơ.
  2. Lửa thiêng.
  3. Như mây mùa xuân.
  4. Hoa ngày thường.

Câu 3: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?

  1. Năm 1974, khi đất nước đang trong cuộc chiến tranh khốc liệt
  2. Năm 1976, sau khi giải phóng miền nam, đất nước thống nhất
  3. Năm 1990, trong một dịp đi công tác của tác giả
  4. Năm 1975,cách mạng kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành

Câu 4: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?

  1. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm
  2. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo
  3. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị
  4. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lòng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng

Câu 5: Hình ảnh hàng tre trong bài thơ có ý nghĩa gì?

  1. Nói về sức quật khởi của dân tộc Việt Nam.
  2. Nói về tinh thần hiên ngang, bất khuất của dân tộc Việt Nam
  3. Nhắc đến hình ảnh cây tre trong truyện Thánh Gióng
  4. Nói về sự kiên trì, dẻo dai ,bền bỉ của dân tộc Việt Nam

Câu 6: Câu nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?

  1. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
  2. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
  3. Mai về miền Nam thương trào nước mắt
  4. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Câu 7: Trong kháng chiến chống Pháp, Viễn Phương hoạt động văn nghệ ở đâu?

  1. Bắc Bộ
  2. Trung Bộ
  3. Nam Bộ
  4. Ông chưa hoạt động văn nghệ.

Câu 8: Tên thật của Viễn Phương là gì?

  1. Phan Thanh Viễn.
  2. Phạm Bá Ngoãn
  3. Phan Ngọc Hoan
  4. Hứa Vĩnh Sước

Câu 9:  Viễn Phương sinh năm bao nhiêu?

  1. 1925
  2. 1926
  3. 1927
  4. 1928

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì?

  1. Ca ngợi sự cao quý của hình ảnh Bác
  2. Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì của hình ảnh Bác
  3. Ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của Bác
  4. Ca ngợi công lao to lớn của Bác

Câu 2: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  1. So sánh
  2. Điệp ngữ
  3. Ẩn dụ

Câu 3: Trong câu "Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" có sử dụng : 

  1. Thành phần tình thái
  2. Thành phần cảm thán
  3. Thành phần gọi - đáp
  4. Thành phần phụ chú

Câu 4; Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Hoán dụ
  4. Ẩn dụ

Câu 5: Phẩm chất nổi bật của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu bài thơ?

  1. Cần cù, bền bỉ
  2. Bất khuất, kiên trung
  3. Ngay thẳng, trung trực
  4. Thanh cao, trung hiếu

Câu 6: Nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ trên là?

  1. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm
  2. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc
  3. Giọng điệu trang trọng, thành kính
  4. Gồm tất cả các yếu tố trên

Câu 7: Địa danh nào sau đây là quê hương của Viễn Phương?

  1. Kiên Giang
  2. An Giang
  3. Hậu Giang
  4. Tiền Giang

Câu 8: Đâu không phải là tác phẩm của Viễn Phương?

  1. Anh hùng mìn gạt
  2. Như mây mùa xuân
  3. Huế mùa xuân
  4. Lòng mẹ

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?

  1. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.
  2. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
  3. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ mong muốn được cống hiến cho Bác, cho đất nước.
  4. Đáp án A và C

Câu 2: Khổ thơ thứ nhất thể hiện nội dung gì?

  1. Niềm mong mỏi đợi chờ được thăm lăng Bác
  2. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác
  3. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
  4. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác

Câu 3:  Từ "thăm" trong câu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nói quá
  2. Nhân hóa
  3. Nói giảm nói tránh
  4. Ẩn dụ

Câu 4: Thơ Viễn Phương có đặc điểm gì?

  1. Thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng, giàu cảm xúc nhưng không bi lụy.
  2. Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết.
  3. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý.
  4. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc.

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1:  Bài thơ kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự và biểu cảm
  2. Miêu tả và biểu cảm
  3. Tự sự và miêu tả
  4. Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Câu 2: Viếng lăng Bác được sáng tác bằng thể thơ gì?

  1. Thể thơ 5 chữ
  2. Thể thơ 7 chữ
  3. Thể thơ 8 chữ
  4. Thể thơ tự do

Câu 3: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được viết với giọng điệu

  1. Hào hùng, mạnh mẽ
  2. Bâng khuâng, tiếc nuối
  3. Trong sáng, thiết tha
  4. Nghiêm trang, thành kính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay