Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 27: Ôn tập phần tiếng Việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Ôn tập phần tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 27: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khởi ngữ là gì?
- là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
Câu 2: Thế nào là nghĩa tường minh?
- Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái độ của người nói trong câu.
Câu 3: Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu?
- Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
- Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.
Câu 4: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây
- Người nói (người viết) hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý.
- Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp. - Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.
Câu 5: Hàm ý trong đoạn trích sau
Tuấn hỏi Nam:
Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
Tớ thấy họ ăn mặc đẹp lắm.
- Hàm ý ở câu “Tớ thấy họ ăn mặc đẹp lắm”
- Hàm ý ở câu “Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
- Hai đáp án A, B đều đúng
- Không có hàm ý
Câu 6: Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng phép liên tưởng nào?
Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bên bờ khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết miền đất mơ ước.
- Phép nối
- Phép thế
- Phép lặp từ ngữ
- Phép đồng nghĩa và trái nghĩa
Câu 7: Đọc đoạn trích sau và cho biết, đoạn trích sử dụng phép liên kết nào?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì sắc xé không khí thành từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
- Phép lặp
- Phép thế
- Phép liên tưởng, đồng nghĩa
- Phép tương phản
Câu 8: Cụm từ in đậm trong câu “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”
- Thành phần phụ chú
- Thành phần tình thái
- Thành phần cảm thán
- Thành phần gọi –đáp
Câu 9: Trong câu “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!” cụm in đậm thuộc thành phần gì của câu?
- Phụ chú
- Cảm thán
- Gọi đáp
- Tình thái
Câu 10: Cụm từ “ngoài cửa sổ bấy giờ” thuộc thành phần gì trong câu văn trên?
- Khởi ngữ
- Trạng ngữ chỉ thời gian
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn
Câu 11: Dòng nào sau đây ghi đầy đủ các cụm danh từ có trong câu văn trên
- Những bông hoa bằng lăng, ngoài cửa sổ, đã thưa thớt
- Cái giống hoa, mới nở, đã nhợt nhạt
- Đã thưa thớt, đã nhợt nhạt, mới nở
- Ngoài cửa sổ, những bông hoa bằng lăng, cái giống hoa
Câu 12: Thành phần gạch chân trong câu văn “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì?
- Thành phần tình thái
- Thành phần cảm thán
- Thành phần gọi- đáp
- Thành phần phụ chú
Câu 13: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau
Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?
- Tại em không biết làm
- Tại bài tập này khó
- Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất
- Em chưa nghĩ ra cách làm
Câu 14: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu đó có hàm ý
- Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
- Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
- Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
- Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Câu 15: Câu nào không chứa hàm ý?
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Chị ngã em nâng
- Lá lành đùm lá rách
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Câu 16: Tìm thành ngữ trong câu thơ sau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa
- Kiến bò miệng chén
- Miệng chén chưa lâu
- Mưa sâu
- Nghĩa sâu cho vừa
Câu 17: Thành ngữ trong câu trên có nghĩa là
- Sự chăm chỉ làm việc
- Vững lòng vững chí làm việc
- Ca ngợi những người lập công lớn
- Chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát được
Câu 18: Từ nào không thuộc trường từ vựng Mắt của con người?
- Long lanh
- Đen huyền
- Lung linh
- Ti hí
Câu 19: Thành ngữ “kẻ cắp bà già gặp nhau” trong câu “Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau” có nghĩa là gì?
- Người làm việc xấu xa khiến mọi người chê bai.
- Kẻ tinh ranh, quỷ quái gặp phải đối thủ xứng đáng.
- Sự hợp tác của những người làm thuê trong xã hội cũ.
- Đã lấy không của người khác mà còn chê bai.
Câu 20: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
- Tham thì thâm
- Nước mắt cá sấu
- Cá không ăn muối cá ươn
- Uống nước nhớ nguồn
Câu 21: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ?
- Quan hệ về ngữ pháp
- Quan hệ về ngữ nghĩa
- Quan hệ về từ vựng.
- Tất cả đều đúng
Câu 22: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào không phải là từ trái nghĩa?
- Xưa - nay
- Thu - chi
- Quân tử - tiểu nhân
- Vui - hạnh phúc
Câu 23: Từ nào không thuộc trường từ vựng Dụng cụ làm bếp?
- Xoong
- Bếp ga
- Chảo
- Cuốc
Câu 24: Câu dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày, mai mai.
- Điệp âm
- Nói lái
- Tách từ
- Đồng âm
Câu 25: Từ “vị tha” có nghĩa là gì?
- Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
- Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài.
- Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
- Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Câu 26: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: tự cao tự đại, luôn cho rằng mình đúng, giỏi hơn tất cả
- Mỡ để miệng mèo
- Nuôi ong tay áo
- Ếch ngồi đáy giếng
- Cháy nhà ra mặt chuột
Câu 27: Câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in từng tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
- So sánh
- Ẩn dụ
- Điệp ngữ
- Hoán dụ
Câu 28: Tìm các từ tượng hình trong câu sau: Tâm ngắm nghía các nét mặt xinh xẻo, những con mắt ngây thơ lóng lánh dưới mái tóc tơ của các em.
- Lóng lánh
- Tóc tơ
- Xinh xẻo
- Tất cả đều đúng
Câu 29: Tìm các từ tượng hình trong câu sau: Đoạn đường chạy qua đó không đủ rộng để làm một đường phố, cũng không đủ hẹp để làm một ngõ hẻm, đã không chịu lởm chởm, mà chỉ hơi gập ghềnh.
- Lởm chởm
- Đoạn đường
- Gập ghềnh
- A và C đúng
Câu 30: Câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
- Nhân hóa
- So sánh
- Hoán dụ
- Ẩn dụ