Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 31: Con chó Bấc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 31: Con chó Bấc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 31: CON CHÓ BẤC
PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Vì sao con chó Bấc lại được ông chủ Thooc –tơn chăm sóc?
- Vì nghĩa vụ
- Vì lợi ích kinh doanh
- Vì tình yêu chân thành
- Vì cùng sống dưới một mái nhà
Câu 2: Tình cảm Thooc- tơn dành cho Bấc cho thấy Thooc –tơn coi Bấc như thế nào?
- Con cái, bạn bè
- Đồng loại
- Anh em
- Một con chó bình thường
Câu 3: Ý nào cho thấy nhà văn thể hiện chiều sâu “tâm hồn” của con chó Bấc?
- Tình yêu thương của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ
- Nó thường nằm phục vụ ở chân Thooc- tơn hàng giờ
- Nó nằm xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh
- Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài
Câu 4: Câu nào rõ nhất tâm trạng lo sợ của Bấc sau khi được Thooc- tơn cứu sống
- Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thooc-tơn một bước
- Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về, Bấc luôn bám theo gót chân anh
- Ngay cả đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh
D.Nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn ra ngoài giá lạnh, đến tận mép lều đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ
Câu 5: Đoạn trích thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật, đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 6: Giắc Lân đơn là nhà văn cùng quốc tịch với nhà văn nào?
- O Hen-ri
- Đi – phô
- Mô pa-xăng
- Ta-go
Câu 7: Văn bản Con chó Bấc được trích từ tác phẩm nào?
- Chó hoang Đin-gô
- Chiếc lá cuối cùng
- Cố hương
- Tiếng gọi nơi hoang dã
Câu 8: Văn bản trích có thể chia làm mấy phần?
- Hai
- Ba
- Bốn
- Không thể phân chia được
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích?
- Kể về hoàn cảnh của con chó Bấc
- Miêu tả tình cảm của chó Bấc đối với ông chủ
- Miêu tả tình cảm của ông chủ đối với chó Bấc
- Miêu tả tình cảm của những con người
Câu 2: Giắc Lân đơn còn là tác giả của các tác phẩm nào?
- Sói biển
- Nanh trắng
- Gót sắt
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Con chó Bấc được đưa lên Bắc cực làm gì?
- Kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng
- Làm thú cưng cho một gia đình giàu có
- Bị đi lạc trên tàu hỏa nên đến Bắc cực
- Bị bỏ rơi
Câu 4; Trước khi gặp Thooc - tơn, chú chó Bấc đã có cuộc sống như thế nào?
- Qua tay nhiều tên chủ độc ác
- Là một chú chó nhỏ mới sinh, tinh nghịch và đáng yêu
- Sống hoang dã với bày sói trong rừng sâu
- Sống cùng một gia đình chủ giàu có
Câu 5: Vì sao con chó Bấc lại được ông chủ Thooc – tơn chăm sóc?
- Vì nghĩa vụ
- Vì lợi ích kinh doanh
- Vì tình yêu chân thành
- Vì cùng sống dưới một mái nhà
Câu 6: Sau khi Thooc - tơn chết, chú chú Bấc sống ra sao?
- Đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành con sói hoang
- Bị một tên chủ hung ác bắt đi
- Gặp người chủ mới tốt hơn người chủ quá cố
- Sống ở gầm cầu và ăn đồ ăn thừa của mọi người
Câu 7: Trước khi gặp Thoóc-tơn, con chó Bấc đã từng sống với những chủ nào?
- Thẩm phán Mi-lơ.
- Pê-rôn.
- Phơ-răng-xoa.
- Anh chàng người lai Ê-cốt.
- Tất cả A, B, C, D
Câu 8: Giới thiệu một vài nét về Lân-đơn:
- Nhà văn Mĩ trong thế kỉ XX.
- Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” in năm 1903.
- Đúng.
B.Chưa đúng.
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Đánh giá năng lực quan sát của tác giả qua các chi tiết trong tác phẩm
- Một khả năng quan sát tinh tế
- Quan sát tổng quát là chủ yếu
- Quan sát hời hợt chưa kĩ lưỡng
Câu 2: Chú chó Bấc trong tác phẩm có được nhân hóa cách hay không?
- Có
- Không
Câu 3: Câu văn sau đày là loại câu gì?
Và cũng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.
- Câu đơn.
- Câu ghép.
- Câu ghép chính phụ.
- Câu ghép đẳng lập.
Câu 4: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết câu văn trên đây? (Chú ý từ “là”)
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Điệp ngữ.
- Nhân hóa.
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và cho biết từ ngữ in nghiêng (Con người này) chỉ người nào?
Con người này đã cứu sống nó, đó là một lẽ; nhưng hơn thế nữa, anh là một ông chủ lí tưởng. Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia.
- Thẩm phán Mi-lơ.
- Những cậu con trai, những đứa cháu nhỏ ông Thẩm.
- Pê-rôn.
- Phơ-răng-xoa.
- Anh chàng người lai Ê-cốt.
- Giôn Thoóc-tơn.
Câu 6: Câu nói của Thoóc-tơn: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” có thành phần gì?
- Thành phần tình thái.
- Thành phần phụ chú.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi - đáp.
Câu 7: Tại sao nói răng Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
- Vì đã săn sóc nó.
- Đã từng cứu sống nó.
- Xem Bấc là một vật nuôi khôn ngoan, tình nghĩa như bạn bè.
- Xem Bấc như con cái của gia đình vậy.
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Về mặt nghệ thuật, theo em thành công nhất của tác giả trong bài văn “Con chó Bấc” là ở phương diện nào?
- Con Bấc được nhân hóa.
- Câu văn biến hoá diễn tả đủ mọi cung bậc tình cảm của con Bấc.
- Có nhiều chi tiết, hình ảnh cảm động, thú vị.
- Hiểu sâu sắc loài vật, giàu tình thương loài vật, đi sâu miêu tả đời sống tâm hồn con Bấc, coi nó như con cái của mình.
Câu 2: Từ khi đến vùng phương bắc, việc thay đổi chủ đối với Bấc đã diễn ra xoành xoạch, nên nó rất sợ Thoóc-tơn lại cũng biến khỏi cuộc đời nó... Em hãy cho biết những biểu hiện tâm lí, hành động nào của Bấc tỏ ra vô cùng lo sợ; một nỗi lo sợ ám ảnh khôn nguôi?
- Bấc không muốn xa rời Thoóc-tơn một bước.
- Bấc luôn bám theo gót chân anh.
- Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.
- Những lúc ấy, nó vội vàng vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tân mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
- Có tất cả 4 biểu hiện A, B, C, D.
Câu 3: Những biểu hiện nào cho thấy tình thương yêu của Bấc đối với Thoóc-tơn “phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ”
- Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn, mà anh “hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”.
- Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm từng biểu hiện, mọi cử động thay đổi trên nét mặt.
- Nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động thân thể của anh.
- Khi bắt gặp đôi mắt của Thoóc-tơn “toả rạng tình cảm tự đáy lòng” thì tình cảm của Bấc “ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài”.
- Tất cả các biểu hiện A, B, C, D.
Câu 4: Câu nói của Thoóc-tơn: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” có thành phần gì?
- Thành phần tình thái.
- Thành phần phụ chú.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi - đáp.