Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật
Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức Bài 39: sinh sản vô tính ở sinh vật

CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 39: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở SINH VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Lựa chọn từ/cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (1)

Sinh sản là một trong những ...(1)... của cơ thể sống. Từ ...(2)... cơ thể ban đầu, qua quá trình ...(3)... sẽ tạo ra cho thế hệ sau những...(4)..., đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có ...(5)... hình thức sinh sản ở sinh vật là ...(6)... và ...(7)...

A. đặc trưng cơ bản

B. một

C. sinh sản

D. cơ thể mới

Câu 2: Lựa chọn từ/cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (2)

Sinh sản là một trong những ...(1)... của cơ thể sống. Từ ...(2)... cơ thể ban đầu, qua quá trình ...(3)... sẽ tạo ra cho thế hệ sau những...(4)..., đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có ...(5)... hình thức sinh sản ở sinh vật là ...(6)... và ...(7)...

A. đặc trưng cơ bản

B. một

C. sinh sản

D. cơ thể mới

Câu 3: Lựa chọn từ/cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (3)

Sinh sản là một trong những ...(1)... của cơ thể sống. Từ ...(2)... cơ thể ban đầu, qua quá trình ...(3)... sẽ tạo ra cho thế hệ sau những...(4)..., đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có ...(5)... hình thức sinh sản ở sinh vật là ...(6)... và ...(7)...

A. đặc trưng cơ bản

B. một

C. sinh sản

D. cơ thể mới

Câu 4: Bộ phân sinh sản của rau má là

A. Thân bò

B. Thân rễ

C. Rễ củ

D. Lá

Câu 5: Hình thức sinh sản của thủy tức là

A. Phân đôi

B. Nảy chồi

C. Phân mảnh

D. Trinh sinh

Câu 6: Khẳng định nào sau đây sai

A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ)

B. Con sinh ra từ sinh sản vô tính mang đặc điểm của hai cơ thể

C. Vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm có hình thức sinh sản vô tính

D. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo từ có bộ phân, cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ

Câu 7: Đâu không phải đặc điểm của sinh sản vô tính

A. Con sinh ra không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

B. Cơ thể con được cấu thành từ một phần cơ thể mẹ

C. Con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ

D. Con cái có hình dạng giống nhau nhưng vẫn có đặc điểm riêng biệt ở mỗi cá thể.

Câu 8: Sinh sản là

A. sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

B. quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. 

C. quá trình hình thành mô, cơ quan, hệ cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. 

D. quá trình lớn lên của sinh vật do sự tăng kích thước và số lượng tế bào.                                                                                                 

Câu 9: Có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là

A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 

B. sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. 

C. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính. 

D. sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng. 

Câu 10: Ở hình thức sinh sản vô tính, thế hệ con sinh ra có đặc điểm

A. giống nhau và khác mẹ.

B. khác nhau hoàn toàn. 

C. khác mẹ hoàn toàn. 

D. giống nhau và giống mẹ. 

Câu 11:  Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có:

A. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá

B. Sinh sản bằng hạt và bằng chồi

C. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 12: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

C. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

D. giống cây bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

Câu 13:  Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ

B. Phục chế được các giống cây quý

C. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ

D. Nhân nhanh số lượng cây giống lớn

Câu 14: Nói đến hình thức sinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai: 

A. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực

B. Xảy ra ở động vật bậc thấp

C. Không có quá trình giảm phân

D. Không cần sự tham gia của giao tử đực

Câu 15: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. Chỉ cần giao tử cái.

B. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.

C. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái

D. Cần 2 cá thể.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản?

A. Bằng bào tử

B. Hữu tính

C. Phân đôi

D. Dinh dưỡng

Câu 2: Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng:

A. Thân bò

B. Rễ phụ

C. Dóng

D. Thân rễ

Câu 3: Bộ phận nào của cây không sinh sản vô tính:

A. Lá

B. Hoa

C. Thân rễ

D. Thân củ

Câu 4: Sinh sản vô tính không tạo thành:

A. Cây con

B. Giao tử

C. Bào tử

D. Hợp tử

Câu 5: Phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?

A. Giâm cành

B. Nuôi cấy mô

C. Ghép cành

D. Chiết cành

Câu 6: Con sinh ra giống hệt mẹ là đặc điểm sinh sản của

A. mực ống.

B. chó.

C. trùng roi. 

D. trai sông.

Câu 7: Loài cây nào dưới đây có khả năng sinh sản bằng lá?

A. Cây hoa hồng.

B. Cây sen.

C. Cây bỏng.

D. Cây xương rồng.

Câu 8: Phương pháp nhân giống nào dưới đây đòi hỏi kĩ thuật và công nghệ cao?

A. Ghép cây.

B. Ghép cành. 

C. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

D. Giâm cành.

Câu 9: Hình thức sinh sản vô tính “Phân đôi” là của loài động vật nào

A. San hô, thủy tức

B. Sao biển, giun dẹp

C. Trùng roi

D. Rệp cây, ong, kiến

Câu 10: Nhóm đv nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?

A. Giun đất, côn trùng

B. Ếch, bò sát, côn trùng

C. Cá, thú, chim

D. Ong, thủy tức, trùng đế giày

Câu 11: Đâu không phải loài thực vật có khả năng sinh sản vô tính. 

A. Cây gấc. 

B. Cây sen đá.

C. Cây thuốc bỏng. 

D. Cây khoai lang.

Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây không phải là sinh sản ở sinh vật?

A. Đuôi mới của thằn lằn hình thành sau khi bị đứt. 

B. Củ khoai lang mọc mầm. 

C. Măng mọc lên ở những bụi tre.

D. Em bé được sinh ra sau 9 tháng 10 ngày mẹ mang thai. 

Câu 13: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.

C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.

D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 14: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra:

A. Chỉ từ rễ của cây.

B. Từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.

C. Chỉ từ lá của cây.

D. Chỉ từ một phần thân của cây.

Câu 15: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây

B. chỉ từ rễ của cây

C. chỉ từ một phần thân của cây

D. chỉ từ lá của cây

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?

A. Chiết cành

B. Giâm cành

C. Gieo từ hạt

D. Nuôi cấy mô

Câu 2: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

A. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều

B. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

C. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc

D. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại

Câu 3: Trinh sinh thường gặp ở những loài nào sau đây?

1. Ong. 2. Mối. 3. Giun dẹp. 4. Bọ xít. 5. Kiến. 6. Rệp.

A. 1,2,3

B. 2,3,4

C. 1,5,6

D. 3,4,5

Câu 4: Hình ảnh dưới đây mô tả hình thức sinh sản nào ở động vật?

A. Sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi tách khỏi cơ thể mẹ. 

B. Sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chổi không tách khỏi cơ thể mẹ.  

C. Sinh sản vô tính bằng hình thức trinh sản. 

D. Sinh sản vô tính bằng hình thức phân mảnh.

Câu 5: Hình ảnh dưới đây mô tả hình thức sinh sản nào?

A. Phân mảnh. 

B. Trinh sản.

C. Nảy chồi.

D. Tái sinh.

Câu 6: Đây là hình thức sinh sản nào?

A. Sinh sản nảy chồi. 

B. Sinh sản phân mảnh. 

C. Sinh sản sinh dưỡng. 

D. Sinh sản bằng bào tử.

Câu 7: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

A. Những cây đó có giá trị kinh tế cao. 

B. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm. 

C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được. 

D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ. 

Câu 8: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cây con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?1- Lá 2 – Hoa 3 – Hạt 4 – Rễ 5 – Thân 6 – Củ 7- Căn hành 8 – Thân củ

A. 1,2,4,5,6,7,8

B. 3,4,5,6,7,8

C. 1,4,5,6,7,8

D. 1,2,6,8

Câu 9: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để: 

A. Tập trung nước nuôi các cành ghép

B. Tránh gió mưa làm bay cành ghép

C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép

D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá

Câu 10: Hoàn thành khái niệm sinh sản vô tính. 

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản ……. sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con sinh ra được tạo thành từ …….  của cơ thể mẹ. 

A. không có – mầm

B. có – rễ

C. không có – một phần

D. có – một phần

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội

B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội

C. đơn bội và hình thành cây đơn bội

D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

Câu 2: Trong phương pháp nhân giống bằng cành ghép, người ta buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm những mục đích nào sau đây?

1.    Dòng mạch gỗ dễ dàng vận chuyển từ gốc ghép lên cành ghép

2.    Cành ghép không bị rơi

3.    Cành ghép dễ ra rễ

4.    Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài

5.    Nhanh chóng hình thành cây mới

A. 1, 2, 3, 4, 5

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 2, 4

D. 2, 3, 5

Câu 3: Đặc điểm của bào tử là tạo được:

A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.

B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.

C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.

D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.

Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây khi nói về lợi ích của cây mọc từ cành chiết so với cây mọc từ hạt?

1.    Đặc tính di truyển giống cây mẹ

2.    Cây con dễ chăm sóc

3.    Cùng lúc tạo được nhiều cây con từ một cây mẹ

4.    Có rễ ngay trên cây mẹ nên các cây on mọc từ cành chiết dễ thích nghi với môi trường biến đổi

5.    Thời gian thu hoạch sớm

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc

B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều

C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại

D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay